Bệnh tay chân miệng ở trẻ em điều trị như thế nào?

Bệnh tay chân miệng ở trẻ em là hội chứng bệnh do virus đường ruột gây ra. Bệnh có đặc trưng biểu hiện bởi sốt, đau họng và nổi ban có bọng nước. Bệnh tay chân miệng thường gặp ở trẻ em từ 3 – 5 tuổi. 

Tổng quan bệnh tay chân miệng ở trẻ 

Bệnh tay chân miệng là gì?

Bệnh chân tay miệng ở trẻ em gây ra bởi virus Coxackievirus ( nhóm A16) và enterovirus typs 71 (EV71). Bệnh rất dễ lây từ người sang người, thông qua đường tiếp xúc với các dịch tiết mũi họng, nước bọt, chất dịch từ các bọng nước hoặc phân của người bệnh.

Thời gian ủ bệnh từ 3 – 7 ngày. Giai đoạn lây lan mạnh nhất là tuần đầu tiên của bệnh. Sau khi nhiễm bệnh có thể tạo nên kháng thể chống virus nhưng bệnh vẫn có thể tái lại do loại virus chủng khác gây nên.

Triệu chứng bệnh tay chân miệng ở trẻ em?

Một số biểu hiện lâm sàng mà bạn có thể dễ nhận ra là

  • Da bị tổn thương
  • Nổi phỏng và loét ở niêm mạc miệng
  • Sốt cao, mệt mỏi
  • Co giật
  • Đau họng

Biến chứng của bệnh

Một số biến chứng nguy hiểm của bệnh như:

  • Viễm não
  • Viêm màng não
  • Viêm cơ tim
  • Viêm phổi

Cha mẹ cần theo dõi kỹ càng để phát hiện sớm các biểu hiện xấu khi điều trị bệnh. Trong trường hợp thấy trẻ có các biểu hiện bất thường, cần đưa trẻ đến bệnh viện càng sớm càng tốt để xử trí kịp thời.

Điều trị bệnh tay chân miệng ở trẻ em 

Bệnh tay chân miệng do virus gây ra nên không có thuốc điều trị đặc hiệu. Các biện pháp điều trị chủ yếu giải quyết các triệu chứng và biến chứng của bệnh.

  • Hạ sốt: Khi sốt cao trên 38.5 độ cần cho trẻ dùng thuốc hạ sốt
  • Bù nước: sử dụng các loại nước điện giải hoặc nước hoa quả để bù nước
  • Bổ sung vitamin C và kẽm
  • Loét miệng: sử dụng dung dịch glycerin borat lau miệng cho bé trước và sau ăn
  • Súc miệng bằng nước muối
  • Sử dụng gel rơ miệng để sát khuẩn và giảm đau.
  • Nếu có triệu chứng co giật, cần dùng thuốc chống co giật và đưa bé đến cơ sở y tế gần nhất

Những lưu ý khi điều trị bệnh tay chân miệng ở trẻ em

Do bệnh tay chân miệng do virus gây ra nên kháng sinh không có tác dụng trong trường hợp này. Ngoài ra, không nên sử dụng kháng sinh để điều trị bệnh chân tay miệng ở trẻ vì có thể sẽ làm giảm hiệu quả dùng thuốc cũng như sức đề kháng của trẻ đối với bệnh.

Khi chăm sóc bệnh nhân, cần vệ sinh tay sạch sẽ, đặc biệt khi chuẩn bị cho trẻ ăn và sau khi tay tã

Theo dõi chặt chẽ các triệu chứng của trẻ trong thời gian điều trị

Cho bé nghỉ học cho đến khi khỏi bệnh và không tiếp xúc nơi đông người

Cần phát hiện và điều trị sớm khi trẻ mắc bệnh. Tránh trường hợp xảy ra các biến chứng nguy hiểm.

Trên đây là một số kiến thức tổng quan về bệnh chân miệng ở trẻ và các điều trị bệnh. Hy vọng bài viết trên giúp bạn có thêm kiến thức về bệnh chân tay miệng ở trẻ để có cách phòng và trị bệnh tốt nhất.

Lưu ý: Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.