Triệu chứng tay chân miệng và cách phòng tránh

Triệu chứng tay chân miệng và cách phòng tránh

Chân tay miệng là một bệnh có khả năng truyền nhiễm. Chủ yếu là do nhóm virus …gây nên, có nguy cơ trở thành ổ dịch lớn. Nhiều bệnh nhân không để ý nên đã diễn biến nguy hiểm và nhanh chóng. Vì vậy, yêu tố quan trọng để giảm tối thiểu rủi ro cho trẻ mắc chân tay miệng là phụ huynh nhận biết sớm về bệnh ủa bé. Việc nhận biết bệnh và giữ vệ sinh cho trẻ là điều vô cùng cần thiết. Sau đây hãy cùng Quầy thuốc Minh Long tìm hiểu nhé!

1. Triệu chứng nhận biết trẻ mắc bệnh chân tay miệng

– Thứ nhất, trẻ sẽ có dấu hiệu sốt nhẹ hoặc  sốt cao. Trong trường hợp trẻ sốt quá cao là dấu hiệu bệnh trở nặng.

– Tổn thương vùng da: lúc này, vùng da xuất hiện vùng rát đỏ, mụn nước. Dặc biệt là các vị trí đặc biệt như quanh miệng, họng, lòng bàn tay, chân,..

– Ngoài ra, trẻ còn có triệu chứng như biếng ăn, đua miệng, tăng tiết nước bọt, tiêu chảy, tiểu ít,quấy khóc,…

Trong các trường hợp bệnh tình chuyển biến năng, phụ huynh nên đưa con đến bác sĩ để chữa trị kịp thời. Từ đó, nhằm tránh hậu quả đáng tiếc xảy ra.

Triệu chứng tay chân miệng và cách phòng tránh

2. Một số dấu hiệu bệnh chan tay miệng có chuyển biến xấu:

Quấy khóc dai dẳng kéo dài

Khi bị bệnh chân tay miệng, trẻ thường chỉ ngủ được khoảng 15 đến 20 phút. Sau đó, trẻ thức dậy quấy khóc xong ngủ. Đây là triệu chứng cần được phụ huynh chú ý và cần được đi khám kịp thời. Vì đây là dấu hiệu việc trẻ bị nhiễm độc thần kinh giai đoạn sớm. 

Sốt cao liên tục không hạ

Khi trẻ bị sốt cao trên 38,5 độ C và kéo dài hơn 48 giờ mặc dù đã được cha mẹ cho uống paracetamol theo đúng liều lượng quy định càn được lưu tâm. Vi đây là dấu hiệu trẻ bị mắc chân tay miệng có dấu hiệu nhiễm độc thần kinh. Cần được đi khám bác sĩ để được hạ sốt liều cao.

Giật mình

Việc giật mình tần suất tăng theo thời gian là một trong dấu hiệu trẻ mắc bệnh tay chân miệng đang nhiễm độc thần kinh. Ngoài ra, giật mình không chỉ lúc bé đang ngủ mà còn cả lúc chơi.

3. Cách phòng tránh bệnh chân tay miệng

– Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng nhiều lần trong ngày. Đặc biệt là phụ huynh chế biến thức an, trước/sau khi ăn, trước khi bế và sua khi đi vệ sinh và thay tã cho trẻ.

– Đảm bảo vệ sinh ăn uống như ăn chín uống sôi; không mớm thức ăn cho trẻ,…

– Các dụng cụ tiếp xúc hằng ngày cần được lau sạch vằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường.

– Tránh để trẻ tiếp xúc với người bị nhiễm hoặc nghi bị nhiễm bệnh

– Nhà tiêu, phân và các chất thải của bệnh nhân phải được sạch sẽ, đổ vào nhà tiêu phù hợp vệ sinh.

Lưu ý: Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể