Bệnh tay chân miệng ở trẻ em: dấu hiệu và cách điều trị

Chân tay miệng là bệnh do nhóm virus đường ruột enterovirus gây nên. Chủng virus gặp nhiều nhất là Coxsackie và enterovirus typ 17 (EV71). Theo như nghiên cứu các bác sĩ tuyến đầu, loại virus Coxsackie 16 ít gây ra các biến chứng về thần kinh và dễ dàng tự khỏi. Trái lại, loại virus EV71 dễ gây ra các biến chứng nguy hiểm đến trẻ nhỏ.

Khi mắc bệnh đa phần trẻ nhỏ sẽ có những dấu hiệu bệnh nhẹ. Tuy nhiên, cũng có thể chỉ sau vài giờ bệnh của trẻ có thể diễn biến nguy hiểm. Nếu không phát hiện kịp thời rất dễ dẫn đến tình trạng như sốc, viêm bão, viêm cơ tim, phù phổi cấp. Thậm chí nguy hiểm hơn là tử vọng. Chính vì vậy, cha mẹ cần phải quan sát kỹ, theo dõi tình trạng của trẻ để có những biện pháp kịp thời.  Hãy cùng Quầy thuốc Minh Long tìm hiểu qua bài viết sau đây

1. Dấu hiệu nhận biết bệnh tay chân miệng

Bệnh chân tay miệng thường có các dấu hiệu như sốt nhẹ hoặc sốt cao; tổn thương vùng da như mụn rát đỏ, mụn nước quanh các vị trí như họng, quanh miệng, lòng bàn tay, chân. Bệnh sẽ phát triển qua 3 giai đoạn sau:

Giai đoạn 1: Giai đoạn ủ bệnh từ 3 – 6 ngày

Giai đoạn khởi phát: Đây là giai đoạn xuất hiện các dấu hiệu bị bệnh chân tay miệng. Gồm mệt mỏi, sốt nhẹ hoặc sổ cao, họng bị đau da bị nổi mẩn đỏ hoặc đau rát ở miệng, chảy nước bọt nhiều, biếng ăn và tiêu chảy vài lần trong ngày.

Giai đoạn toàn phát:

Giai đoạn sau giai đoạn khởi phát 1 – 2 ngày, trẻ thường xuất hiện triệu chứng rõ ràng hơn

Các phát ban phỏng nước xuất hiện ở lòng bàn tay, mông, chân và đầu gối của trẻ. Phỏng thường có đường kính 2 – 10mm, màu xám hình bầu dục. Chúng thường mọc lồi hoặc ẩn dưới da tạo cảm giác cộm nhưng không đau, không ngứa.

Trẻ bị loét miệng ở niêm mạc má, lợi và lưỡi. Các bóng nước có đường kính 2 -3 mm và dễ bị vỡ. Khi vỡ loét sẽ khiến trẻ bị đau khi ăn.

Dấu hiệu toàn thân trở nặng:

Khi xuất hiện dấu hiệu rối loạn tri giác, mê sảng, tay chân run rẩy, tim đập nhanh, khó thở, tím tái,…Lúc này, gia đình cần chuyển trẻ đến bệnh viện nhanh chóng để phong tránh hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra.

Bệnh tay chân miệng ở trẻ em: dấu hiệu và cách điều trị

2. Cách điều trị bệnh tay chân miệng cho trẻ tại nhà:

Trước tiên, trẻ cần được đi khám tại cơ sở ý tế để có sự chuẩn đoán chính xác về bệnh.

Thuốc hạ sốt:

Phụ huynh có thể dùng hai loại thuốc paracetamol để giúp trẻ giảm sổ và đau. Tuy nhiên, càn tránh các loại thước có chứa thành phần aspirin. Ngoài ra, để sát trùng niêm mạc có thể sử dụng nước muối 0,9%. 

Tắm rửa nhẹ nhàng

Khi tắm rửa cần cần lau rửa nhẹ nhàng dưới vùng da bị tổn thương của trẻ mắc bệnh chân tay miệng. Phụ huynh cần tránh làm vỡ mụn nước của bé. Vì dịch lỏng chảy dễ gây ra nhiễm trùng. Có thể sử dụng các loại nước có tính sát trùng nhẹ như lá chè xanh để tắm cho trẻ. Khi tắm xong có thể sử dụng dung dịch betadin để bôi lên các vết phỏng trên da. 

Cách ly cho trẻ và nghỉ ngơi khi bị bệnh tay chân miệng

Với trẻ sơ sinh đã đi nhà trẻ, phụ huynh nên cho bé ở nhà cho đến khi trẻ khỏi và sức khỏe tốt hơn. Tuy nhiên nếu trẻ có các triệu chứng lờ đờ, uể oải, tiểu tiêm tay chân lạnh; nước tiểu vàng đậm và sốt cao liên tục cần đến sự can thiệp của bác sĩ.

Ngoài ra, trẻ cần đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng nhằm tránh mất nước và đường huyết. Nếu trẻ biếng ăn do đau rát, phụ huynh có thể thay thế bằng các loại thức ăn nguội, loãng và dễ tiêu hoá. Có thể sử dụng sữa hoặc sữa chua để thay thế không nên cưỡng ép trẻ. Bên cạnh đó, phụ huynh có thể bổ sung các thực phẩm hoa quả có chứa nhiều vitamin khoáng chất.

Lưu ý: Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.