Sau cúm a trẻ ho nhiều phải làm sao? Nên điều trị như thế nào?

Cúm A gây nhiễm trùng đường hô hấp. Hệ lụy của tình trạng này là bé bị chảy dịch mũi sau (dịch mũi chảy vào họng) và viêm mô đường thở. Ho sau cúm A được cho là do tàn dư âm ỉ của 2 hệ lụy ấy. Vậy việc điều trị sau cúm a trẻ ho nhiều như thế nào? Hãy cùng Quầy thuốc Minh Long tham khảo bài viết dưới đây

Chuẩn đoán ho sau cúm A

Để những cơn ho kéo dài sau cúm A nhanh chóng kết thúc, bé nên được đưa đến cơ sở y tế uy tín gần nhất.
Theo đó, trước khi kê đơn, để đảm bảo tình trạng ho kéo dài của bé chính xác là do dư âm cúm A, bác sĩ sẽ thực hiện chẩn đoán, chủ yếu căn cứ vào lâm sàng. Một số câu hỏi bố mẹ có thể được hỏi: Thời điểm các cơn ho của bé xuất hiện? Đặc điểm của chúng và các triệu chứng khác đi kèm, nếu có?,…. Dựa trên câu trả lời của bố mẹ và kết quả kiểm tra các chỉ số hoạt động quan trọng của tim, phổi,… bác sĩ có thể sẽ chỉ định bé làm thêm xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh.
Sau khi loại trừ được nguyên nhân ho là do: Sử dụng thuốc, trào ngược dạ dày thực quản, hen suyễn, viêm phổi, viêm phế quản, viêm xoang, suy tim sung huyết, ung thư phổi; bác sĩ sẽ tiến hành điều trị cho bé.

Điều trị ho sau cúm A

Thuốc điều trị chảy dịch mũi sau

Ho do chảy mũi dịch sau được điều trị bằng các loại thuốc kháng sinh dòng Histamin, như: Clemastine hoặc Chlorpheniramine,… Clemastine, Chlorpheniramine có khả năng hạn chế cơn ho hiệu quả hơn các loại thuốc kháng sinh mới cùng dòng. Tuy nhiên, chúng có nhược điểm là gây buồn ngủ. Nếu nhược điểm này mang đến phiền toái, bác sĩ sẽ kê thuốc xịt mũi Azelastine, Fluticasone Propionate, Ipratropium Bromide hoặc Fexofenadine, Loratadine, Cetirizine,… – thuốc kháng sinh mới của dòng Histamin.

Thuốc điều trị viêm mô đường thở

Ho sau cúm A do viêm mô đường thở được điều trị tương tự như điều trị bệnh hen suyễn. Theo đó, bác sĩ sẽ kiểm tra kích thích phế quản bằng cách cho bé hít một loại thuốc. Nếu sau đó khả năng thở của bé bị ảnh hưởng, bác sĩ sẽ kê đơn một hoặc một số thuốc sau, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng: Corticosteroid dạng hít, chất đối kháng thụ thể Leukotriene, như Singulair (Montelukast), Prednisone đường uống. Trường hợp đường thở của bé không nhạy cảm với xét nghiệm trên, bác sĩ sẽ kê đơn Ipratropium Bromide dạng hít.

Thuốc điều trị không kê đơn

  • Dextromethorphan: Thuốc ức chế ho, không có tác dụng long đờm.
  • Guaifenesin: Thuốc long đờm, có khả năng làm loãng đờm trong đường thở, từ đó giúp loại bỏ đờm dễ dàng hơn thông qua phản xạ ho,…
  • Viêm ngậm họng: Thường gồm các thành phần chính là: Mật ong, tinh dầu bạc hà, tinh dầu khuynh diệp,…
Một số lưu ý khi sử dụng thuốc không kê đơn
  • Ho là phản ứng tự nhiên của cơ thể, giúp loại bỏ các dị vật như virus, vi khuẩn,… khỏi đường thở. Vì vậy, hạn chế dùng thuốc ức chế ho. Nếu bé ho nhiều đến mức sinh hoạt bình thường bị ảnh hưởng, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.
  • Thuốc không kê đơn cũng có chống chỉ định, trước khi dùng, nhớ đọc kỹ hướng dẫn sử dụng.