Bệnh thủy đậu thường lây qua những con đường nào

Bệnh thủy đậu là loại bệnh có nguy cơ truyền nhiễm và mức độ lây lan nhanh. Nếu không kịp thời phòng tránh, bệnh có thể bùng phát lên thành dịch bệnh. Việc biết bệnh thủy đậu lây qua đường nào vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe bản thân và cộng đồng. Vậy bệnh thủy đậu lây qua những con đường nào? Hãy cùng Quầy thuốc Minh Long tìm hiểu con đường lây bệnh thủy đậu thông qua bài viết dưới đây

1. Nguyên nhân gây bệnh thủy đậu

Bệnh thủy đậu được gây ra bởi một loại vi – rút đậu mùa, có tên khoa học là Varicella Zoster. Vi rút này có tốc độ truyền nhiễm và lây lan rất cao. Chúng cũng có thể sống trong không khí được vài ngày. Vi – rút Varicella Zoster này thường gây ra bệnh thủy đậu ở trẻ nhỏ. Không những thế, chúng còn nằm trong cơ thể con người ngay cả khi khỏi bệnh và có thể gây ra bệnh zôna chi người lớn.

Vi rút này xâm nhập vào niêm mạc đường hô hấp và miệng hầu, sinh sôi và gây nhiễm virus huyết tiên phát. Sau đó, chúng nhân lên trong tế bào hệ thống liên võng nội mô và gây nhiễm virus huyết thứ phát và lan tràn đến da và niêm mạc.

Bệnh thủy đậu

2. Thủy đậu lây qua đâu?

Vậy bệnh thủy đậu lây qua đường nào? Hiện nay, bệnh thủy đậu thường được biết đến qua 03 con đường chính lây bệnh: đường hô hấp, lây truyền trực tiếp và lây truyền gián tiếp.

2.1 Lây truyền qua đường hô hấp

Vi – rút thủy đậu thường có trong nước bọt (hoặc dịch tiết mũi họng) của người bị thủy đậu. Khi người bệnh ho, nói chuyện hoặc hắt hơi, những giọt bắn đem theo vi – rút gây bệnh bắn ra ngoài không khí. Trong cùng bầu không khí đó, người đang chăm sóc bệnh nhân hoặc người chưa bị bệnh có thể hít chúng vào và bị nhiễm vi rút.

2.2 Lây truyền trực tiếp

Bên cạnh chứa một lượng lớn vi – rút trong nước bọt, chúng còn nằm ở những nốt mụn nước và vùng da nhiễm bệnh của con người. Khi tiếp xúc trực tiếp với chúng, vi – rút sẽ từ đó lây qua người chưa bị bệnh. Chính vì vậy, cần hạn chế tối đa tiếp xúc trực tiếp vào những chỗ này của người bệnh.

2.3 Lây truyền gián tiếp

Vì khả năng sống trong không khí của vi -rút thủy đậu khá lâu nên chúng vẫn có nguy cơ lây bệnh ngoài môi trường. Chúng thường bám vào đồ dùng cá nhân, đồ chơi,.. của người bệnh. Trong khoảng thời gian đó, nếu tiếp xúc với những đồ này, chúng ta cũng rất dễ bị lây bệnh.

3. Biện pháp phòng ngừa bệnh thủy đậu

Mặc dù đây là loại bệnh có tốc độ lây lan nhanh nhưng không phải không có cách phòng ngừa. Để việc phòng ngừa bệnh thủy đậu có hiệu quả, chúng ta cần thực hiện một số biện pháp sau đây:

bệnh thủy đậu

  1. Thực hiện việc tiêm phòng vắc-xin phòng thủy đậu cho trẻ nhỏ. Người ít có khả năng tái nhiễm do cơ thể tự tạo ra cơ chế miễn dịch bệnh. Đối với trẻ nhỏ, hệ miễn dịch chưa hoàn thiện nên là đối tượng dễ bị lây nhiễm bệnh nhất. Việc tiêm phòng vắc-xin cho trẻ hạn chế bị lây nhiễm, đồng thời làm giảm triệu chứng, biến chứng bệnh.
  2. Thực hiện chăm sóc, vệ sinh cho người bệnh một cách khoa học. Người bị bệnh thủy đậu cần được cách ly ở một không gian thoáng, có ánh sáng. Bên cạnh đó, cần cho người bệnh mặc quần áo mỏng, rộng và thoáng. Cần thực hiện chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng lành mạnh, tránh những loại thực phẩm cay nóng, tanh,…
  3. Người không bị bệnh cần hạn chế tiếp xúc tối đa với người bệnh. Nếu tiếp xúc thì cần phải đeo khẩu trang. Tuyệt đối không dùng chung các đồ dùng cá nhân như: bàn chải đánh răng, khăn mặt,… với người bệnh để giảm nguy cơ lây lan.
  4. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, vệ sinh họng hằng ngày bằng nước muối sinh lý. Thực hiện vệ sinh nhà cửa, trường học, vật dụng sinh hoạt bằng các chất sát khuẩn thông thường.

Tìm ra được con đường lây của bệnh thủy đậu chính là cơ sở để ngăn ngừa và phòng tránh bệnh. Mọi người nên đề cao ý thức phòng ngừa dịch bệnh. Chỉ có nâng cao ý thức, chúng ta mới ngăn ngừa và phòng tránh dịch bệnh một cách tốt nhất. Quầy thuốc Minh Long hi vọng bài viết đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích, cần thiết.