Bệnh đột quỵ là gì? Những ai có nguy cơ bị đột quỵ?

Đột quỵ là một căn bệnh nguy hiểm đối với con người. Nếu không phát hiện sớm để cấp cứu, người bệnh có nguy cơ tử vong rất cao. Vậy bệnh đột quỵ là bệnh gì và đối tượng nào dễ có nguy cơ mắc bệnh nhất? Hãy cùng Quầy thuốc Minh Long tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây

1. Đột quỵ là gì?

Đột quỵ còn được biết đến với tên gọi tai biến mạch máu não. Đây là một bệnh lý thần kinh nguy hiểm và phổ biến. Theo một ghi nhận, đột quỵ là bệnh phổ biến thứ ba trên thế giới sau tim mạch và ung thư. Nó thường xảy ra một cách đột ngột khi nguồn máu cung cấp cho não bị tắc nghẽn, gián đoạn hoặc suy giảm. Não sẽ bị thiếu oxy, dinh dưỡng. Các tế bào não bắt đầu chết trong vòng vài phút. Người bị đột quỵ có nguy cơ tử vong cao nếu không được phát hiện và cấp cứu kịp thời.

Ai dễ bị bệnh đột quỵ

2. Có mấy loại đột quỵ?

Người ta chia đột quỵ ra làm hai loại chính theo nguyên nhân gây ra nó: đột quỵ do thiếu máu cục bộ và đột quỵ do xuất huyết não.

2.1 Đột quỵ do thiếu máu cục bộ

Đột quỵ do thiếu máu cục bộ xảy ra khi động mạch gặp tình trạng tắc nghẽn. Đây là nhóm bệnh thường gặp nhất ở các bệnh nhân bị đột quỵ  Trong nhiều trường hợp, vẫn chưa thể tìm ra nguyên nhân dẫn đến tình trạng này.

Đột quỵ do thiếu máu cục bộ được chia thành hai loại:

  1. Đột quỵ do thuyên tắc: Những huyết khối hình thành từ tim hoặc mảng xơ vữa động mạch bong tróc ra, di chuyển đến đi đến khác. Huyết khối này gây lấp mạch, dẫn đến tình trạng tắc nghẽn động mạch.
  2. Đột quỵ do huyết khối: Huyết khối các mảng xơ vữa bên trong thành mạch có thể tiến triển gây hẹp dần lòng mạch. Các tổn thương này có thể dẫn đến sự kết tập bất thường của tiểu cầu tại vị trí hẹp, làm lòng mạch bị tắc nghẽn hoàn toàn. Hậu quả là một phần não bị thiếu máu nuôi, dẫn đến đột quỵ do thiếu máu tại chỗ.

2.2 Đột quỵ do xuất huyết não

Đột quỵ do xuất huyết não xảy ra khi mạch máu não bị vở, chảy vào nhu mô não, não thất hoặc khoang dưới nhện. So với đột quỵ do thiếu máu cục bộ, tình trạng đột quỵ do xuất huyết não xuất hiện ít hơn cả.

3. Đối tượng nào có nguy cơ bị đột quỵ

Bất kể ai cũng có thể trở thành đối tượng của đột quỵ. Tuy nhiên, những người thuộc các trường hợp dưới đây có nguy cơ cao hơn cả:

  • Thoái hóa đốt sống cổ chèn ép dây thần kinh và mạch máu;
  • Hội chứng cổ vai gáy kéo dài;
  • Bị thiếu máu lên não (thiếu máu não thoáng qua hoặc thiếu máu não cục bộ);
  • Có tiền sử gia đình bị đột quỵ;
  • Mắc bệnh lý tim mạch, điển hình nhất như là: xơ vữa động mạch, suy tim, rung nhĩ,…
  • Dư cân, béo phì;
  •  Nghiện hút thuốc lá;
  • Lười vận động,…

4. Phòng tránh đột quỵ đúng cách

Để phòng tránh bệnh đột quỵ, mọi người và đặc biệt là những người có nguy cơ cao cần lưu ý những điều sau:

4.1 Chế độ dinh dưỡng

Chế độ dinh dưỡng nhằm phòng tránh bệnh đột quỵ là một chế độ lành mạnh, có kiểm soát các chất khi đưa vào cơ thể. Mọi người cần cắt giảm những thứ không có lợi cho sức khỏe như: đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh, đồ ăn khó tiêu hóa, đồ ăn hoặc uống có chứa chất kích thích, … Thay vào đó, nên ăn nhiều rau củ, quả, các loại hạt, ngũ cốc,… Nên ưu tiên các nguồn protein ít chất béo và giảm hàm lượng natri trong mỗi khẩu phần ăn.

bệnh đột quỵ

4.2 Chế độ sinh hoạt

Chế độ sinh hoạt góp phần quan trọng trong việc phòng ngừa đột quỵ.

Mỗi người cần xây dựng chế độ sinh hoạt cho mình một cách khoa học, hợp lý, tập thể dục thường xuyên để tăng cường sức khỏe. Hạn chế thức đêm, tắm đêm và sử dụng các chất kích thích. Mọi người cũng cần chú ý và quan tâm hơn đến sức khỏe của chính bản thân mình. Nên đi thăm khám sức khỏe định kỳ để kịp thời phát hiện và điều trị bệnh,…

Có thể thấy rằng, đột quỵ là căn bệnh vô cùng nguy hiểm. Nếu chúng ta chủ quan thì đột quỵ có thể tìm đến bất cứ lúc nào. Hi vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn nhiều kiến thức bổ ích đồng thời là lời nhắc nhở mọi người không nên chủ quan trước căn bệnh này.