Sốt xuất huyết là một trong những căn bệnh truyền nhiễm rất phổ biến ở nước ta hiện nay. Căn bệnh này có thể lây truyền từ người này qua người khác qua con đường cụ thể. Tuy nhiên, không phải tất cả bệnh nhân mắc bệnh sốt xuất huyết đều biết điều này. Vậy sốt xuất huyết có lây không? Bệnh sốt xuất huyết lây qua những đường nào. Cùng Quầy thuốc Minh Long tìm hiểu qua bài viết dưới đây
Bệnh sốt xuất huyết có lây không?
Nguyên nhân chính gây ra bệnh sốt xuất huyết là muỗi vằn (tên khoa học là Aedes aegypti) có phần đen với những đốm trắng trên chân. Khả năng bạn sẽ bị nhiễm bệnh sốt xuất huyết nếu không may muỗi vằn mang virus dengue chích phải. Các nhà khoa học cho biết, loại virus này sẽ phát triển trong cơ thể muỗi khoảng 1 tuần rồi truyền lên tuyến nước bọt. Sau khoảng thời gian này, muỗi hoàn toàn có khả năng truyền bệnh cho người lành thông qua hành vi đốt trên lớp da.
Bệnh sốt xuất huyết lây qua những đường nào?
Lây truyền từ muỗi sang người
Muỗi vằn (muỗi aedes aegypti) trưởng thành sẽ truyền bệnh cho người khỏe mạnh thông qua những vết đốt. Sau đó, chúng có thể thực hiện “hành vi” đó thêm nhiều lần khác ở những đối tượng khác suốt vòng đời của mình;
Lây truyền từ người sang muỗi
Về bản chất, muỗi vằn hoàn toàn không mang mầm bệnh. Trong quá trình hút máu người, vô tình chúng bị nhiễm virus dengue. Thời kỳ diễn ra sự lây nhiễm từ người sang mũi trước khi người bệnh có triệu chứng bị sốt xuất huyết kéo dài đến 2 ngày sau khi hết sốt. Và chính những con muỗi đó đã tiếp tục mang mầm bệnh đó sang các đối tượng khỏe mạnh;
Lây truyền qua đường lấy máu hoặc dùng chung kim tiêm
Người khỏe mạnh cũng có khả năng bị sốt xuất huyết nếu nhận máu hoặc sử dụng chung kim bơm của người mắc bệnh. Tuy nhiên, con đường này ít gặp hơn những con đường khác.
Các biện pháp phòng ngừa
- Nên buông màn khi ngủ bất kể ngày hay đêm, đặc biệt là những ngày trời mưa hoặc sau mưa có nhiều nước động;
- Mặc quần áo dài tay dài chân hoặc có tất chân khi đi ngủ để phòng muỗi đốt;
- Sử dụng các dụng cụ đuổi muỗi như nén hương muỗi, vợt điện hay kem bôi ngoài da,…;
- Nếu cần thiết, có thể sử dụng tinh dầu tràm để pha nước tắm. Cách này sẽ giúp hạn chế được tình trạng muỗi đốt cũng như phòng chống được các bệnh thuộc chứng phong hàn, đồng thời gia tăng khả năng bảo vệ sức khỏe;
- Đối với người đang bị bệnh sốt xuất huyết, nên ngủ trong màn để tránh muỗi đốt lây bệnh cho người khác;
- Nâng cao ý thức cá nhân trong việc vệ sinh nơi sống và môi trường xung quanh thông qua việc dọn dẹp vệ sinh, phác quan bụi rậm, phân loại rác,…;
- Tích cực phối hợp với chính quyền địa phương trong những đợt phun hóa chất diệt muỗi để chống dịch định kỳ.
Hy vọng bài viết trên giúp cho bạn đọc hiểu phần nào về căn bệnh lây nhiễm này, từ đó có ý thức hơn trong việc phòng ngừa bệnh lây lan và có đủ bình tĩnh để xử lý căn bệnh này.
Lưu ý: Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.”