Bệnh tay chân miệng là một loại bệnh truyền nhiễm, rất hay gặp ở trẻ nhỏ, đặc biệt là các bé dưới 5 tuổi. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm. Hiện nay vẫn chưa có thuốc đặc trị đối với căn bệnh này.
Bệnh tay chân miệng là gì?
Bệnh tay chân miệng là một loại bệnh truyền nhiễm, gây ra bởi virus, rất thường gặp ở trẻ nhỏ. Bệnh đặc trưng bởi loét miệng và nốt nổi phồng trên bàn tay, bàn chân, mông, đầu gối,…Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm cho trẻ em như:
- Viêm màng não siêu vi: là tình trạng viêm màng não và dịch não tủy bao quanh não và tủy sống. Viêm màng não siêu vi thường nhẹ và tự khỏi.
- Viêm não (nhu mô não) do siêu vi: Đây là biến chứng nặng có thể đe dọa đến tính mạng. Tuy nhiên trường hợp này ít gặp hơn.
Bệnh có tốc độ lây lan nhanh, có thể phát thành ổ dịch. Cao điểm phát bệnh từ tháng 3 – 5 và từ tháng 8 – 9 hàng năm. Hiện nay vẫn chưa có thuốc đặc trị đối với căn bệnh này, tuy nhiên bạn có thể phòng ngừa bệnh tay chân miệng bằng cách vệ sinh sạch sẽ cho trẻ.
Nguyên nhân gây ra bệnh tay chân miệng ở trẻ em
Nguyên nhân chủ quan
Nguyên nhân chính gây ra bệnh tay chân miệng ở trẻ em chủ yếu do virus đường ruột gây nên, thường gặp nhất là virus Coxsakie A16 và Enterovirus typ 71 (EV71) . Virus coxsackie thuộc nhóm nonpolio enterovirus, gây ra các biến chứng về thần kinh. Tuy nhiên, EV71 có khả năng gây ra các biến chứng nguy hiểm cho não như: viêm màng não, viêm phổi, viêm cơ tim,…
Ngoài hai loại virus trên, một số chủng virus nhóm A khác như Coxsakie A4-A7, A9, A10 hoặc virus nhóm B (B1-B3, B5) cũng là một trong những nguyên nhân gây bệnh.
Nguyên nhân khách quan
Ăn uống cũng là một đường lây truyền chính của bệnh. Bệnh có lây qua đường tiếp xúc với người bệnh như:
- Dịch mũi, họng;
- Nước bọt
- Dịch tiết ở mụn nước
- Phân
- Giọt hô hấp bắn vào không khí khi người bệnh ho hoặc hắt hơi.
Bệnh thường được lây nhiễm ở những nơi đông trẻ em như nhà trẻ, nhà mẫu giáo, các đơn vị chăm sóc trẻ tư nhân. Những môi trường sinh hoạt tập thể cho trẻ em rất dễ làm lây lan dịch bệnh. Ngoài tra, trong vài trường hợp, một số người, đặc biệt là người lớn có thể lây virus mà không có bất kỳ biểu hiện nào của bệnh
Triệu chứng của bệnh tay chân miệng ở trẻ em
Bạn có thể theo dõi những triệu chứng của bệnh tay chân miệng qua từng giai đoạn phát bệnh khác nhau của cơ thể, cụ thể như:
Giai đoạn ủ bệnh và khởi phát
Giai đoạn này thường kéo dài từ 3-6 ngày. Các triệu chứng có thể thấy bao gồm:
- Sốt, mệt mỏi
- Đau họng
- Tổn thương, đau rát ở răng và miệng
- Chảy nhiều nước bọt
- Biếng ăn
- Tiêu chảy
Giai đoạn toàn phát
Giai đoạn này thường bắt đầu sau 1 – 2 ngày sau khởi phát. Trẻ bắt đầu xuất hiện các triệu chứng điển hình của bệnh như:
- Phát ban dạng phỏng nước trên lòng bàn tay, bàn chân, mông, đầu gối. Các phỏng nước này có màu xám, hình bầu dục, đường kính khoảng 2-10mm. Chúng có thể mọc ẩn dưới da hoặc lồi lên, không đau, không ngữa.
- Loét miệng: xuất hiện ở niêm mạc má, lợi và lưỡi. Bọng nước có đường kính 2-3mm rất dễ vỡ. Khi vỡ tạo thành các vết loét.
- Xuất hiện mụn lở, rộp da trên mông
- Rối loạn tri giác, mê sảng, co giật.
Mỗi cơ thể sẽ có những triệu chứng phát bệnh khác nhau. Có một số trẻ không bị nổi nốt phồng nhưng xuất hiện phát ban đỏ trên cơ thể. Tuy nhiên một số trẻ chỉ có triệu chứng loét miệng và sốt.
Điều trị bệnh tay chân miệng ở trẻ em như thế nào?
Khi phát hiện một số dấu hiệu trên, ba mẹ cần đưa ngay trẻ đến khám tại các cơ sở y tế uy tín để chẩn đoán đúng bệnh. Hiện nay chưa có thuốc đặc trị đối với bệnh tay chân miệng, bởi vậy việc điều trị bệnh chủ yếu là điều trị các triệu chứng.
Trường hợp trẻ bị sốt cao có thể sử dụng thuốc Paracetamon để hạ sốt và giảm đau. Ngoài ra có thể dùng dung dịch nước muối 0.9% để sát trùng niêm mạc cho trẻ.
Chế độ ăn cần đảm bảo đủ dinh dưỡng, không ăn đồ cay nóng. Bù nước kịp thời đề phòng trẻ bị mất nước hoặc hạ đường huyết.
Trên đây là một số kiến thức tổng quan về bệnh tay chân miệng ở trẻ em. Hy vọng bài viết đem đến cho bạn đọc các kiến thức hữu ích về căn bệnh này để có thể phát hiện và điều trị bệnh kịp thời, tránh những biến chứng nguy hiểm không mong muốn.
Lưu ý: Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể