Bệnh tay chân miệng là loại bệnh truyền nhiễm do virus gây ra nên không có thuốc điều trị đặc hiệu. Bởi vậy, cách chữa bệnh khi bị tay chân miệng chủ yếu là điều trị các triệu chứng và hạn chế những nguy cơ biến chứng của bệnh
Cách điều trị bệnh tay chân miệng ở trẻ em
Phương pháp điều trị
- Hạ nhiệt khi trẻ bị sốt cao từ 38,5 độ C trở lên
- Bù đủ nước và điện giải
- Sốt và loét miệng: bổ sung vitamin C, kẽm…;
- Điều trị loét miệng, loét họng: Lau sạch miệng trước và sau ăn bằng dung dịch glycerin borat.
- Sử dụng gel rơ miệng có tác dụng giảm đau.
- Triệu chứng não – màng não: Cần dùng thuốc chống co giật và chuyển lên tuyến trên để điều trị chuyên sâu.
- Sử dụng nước muối sinh lý, dung dịch muối nồng độ 0.9% để sát khuẩn.
Lưu ý khi điều trị
- Theo dõi kỹ các dấu hiệu lâm sàng chưa có nguy cơ từ 1 – 2 ngày hoặc sau 1 tuần khi bé bắt đầu hồi phục.
- Cần đưa trẻ tới bệnh viện ngay nếu xuất hiện các triệu chứng nặng hoặc bất thường.
- Bệnh tay chân miệng là bệnh nhiễm khuẩn do virus đường ruột nên kháng sinh thường sẽ không có tác dụng trong việc điều trị bệnh
Chăm sóc và dinh dưỡng cho trẻ em bị tay chân miệng
Chăm sóc cho trẻ em bị tay chân miệng
- Khi cho trẻ ăn nên cẩn thận, không đụng chạm đến các vết loét trong miệng vì dễ gây đau, trẻ sẽ sợ hãi không dám ăn.
- Nếu trẻ lên cơn sốt cao, cần cho trẻ uống dung dịch oresol, lau mát cho trẻ để hạ nhiệt.
- Nếu trẻ vẫn sốt cao, bạn nên dùng thuốc hạ nhiệt paracetamol. Tuy nhiên, cần chú ý về liều lượng dùng, tránh quá liều và đưa trẻ đi đến các cơ sở khám bệnh càng sớm càng tốt.
Dinh dưỡng cho trẻ em bị tay chân miệng
- Cho trẻ ăn các loại thức ăn mềm, lỏng
- Hạn chế thức ăn cứng, cay, nóng
- Bù nước và điện giải, có thể cho trẻ dùng nước ép hoa quả tươi
- Nếu trẻ đang bú mẹ, nên tăng cường số lần và thời lượng bú
Phòng ngừa bệnh tay chân miệng cho trẻ em
Hiện tại chưa có vắc xin phòng bệnh tay chân miệng cho trẻ. Biện pháp hữu hiệu nhất để phòng ngừa và khống chế bệnh là phòng ngừa lây lan dịch bệnh.
Một số biện pháp phòng ngừa các bạn có thể tham khảo bao gồm:
- Hạn chế tiếp dúc với người bệnh.
- Rửa tay kỹ với xà phòng hoặc chất tẩy rửa sau khi tiếp xúc bệnh nhân
- Không được chọc vỡ các mụn nước hoặc bọng vì dễ gây nhiễm trùng nặng hơn
- Vệ sinh các đồ dùng của trẻ
- Lau dọng phòng bằng dung dịch sát khuẩn
- Cho trẻ nghỉ ngơi tại nhà cho đến khi khỏi bệnh
Trên đây là một số cách điều trị bệnh tay chân miệng mà bạn có thể tham khảo. Hy vọng bài viết có thể cung cấp kiến thức cơ bản cho bạn đọc về cách điều trị cũng như phòng ngừa khi bệnh tay chân miệng.
Lưu ý: Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể