Cách phòng tránh và chữa bệnh tay chân miệng ở trẻ em

Tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm rất hay gặp ở trẻ nhỏ, đặc biệt ở các bé dưới 5 tuổi. Bệnh tay chân miệng ở trẻ có tốc độ lay lan nhanh, dễ phát thành dịch. Cao điểm bùng phát dịch khoảng từ tháng 3 – tháng 5 hoặc từ tháng 8 – tháng 9 trong năm.

 

Cách chữa bệnh tay chân miệng ở trẻ em 

Khi phát hiện các dấu hiệu của bệnh chân tay miệng, ba mẹ cần đưa trẻ tới thăm khám càng sớm càng tốt tại các cơ sở y tế uy tín, chuyên về khoa da liễu hoặc truyền nhiễm để chẩn đoán chính xác bệnh.

Điều trị bệnh tay chân miệng ở trẻ tại nhà

Hiện nay vẫn chưa có loại vaccine phòng chống bệnh tay chân miệng. Bởi vậy hầu hết đều là điều trị các triệu chứng và chăm sóc bệnh nhân tại nhà, tăng sức đề kháng.

  • Nếu trẻ có biểu hiện sốt, sốt cao cần cho trẻ sử dụng thuốc hạ sốt.
  • Sử dụng các loại nước điện giải để bù nước.
  • Có thể cho trẻ uống nước hoa quả vừa giúp tăng sức đề kháng, vừa giúp bù nước cho cơ thể.
  • Bổ sung các loại vitamin giúp tăng đề kháng
  • Chế độ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng để đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ
  • Nếu trẻ bị loét, nổi các nốt phồng ở miệng có thể sử dụng gel rơ miệng để khử khuẩn cũng như giảm đau.
  • Trong trường hợp bị co giật, sử dụng thuốc chống co giật và đưa trẻ tới bệnh viện càng sớm càng tốt.
  • Đối với trẻ đang bú mẹ, mẹ cần tăng cường cho bé bú thành nhiều lần trong ngày.
  • Vệ sinh da cho bé, tránh bội nhiễm vi khuẩn bằng cách tắm bằng các loại nước có tính sát trùng như: chè xanh, chân vịt,…
  • Bôi thuốc Betadin lên các nốt bỏng sau khi tắm.

Một số lưu ý khi điều trị bệnh tay chân miệng ở trẻ

  • Khi điều trị bệnh tay chân miệng ở trẻ, không nên cho bé ăn các đồ ăn cứng hoặc cay nóng.
  • Cho bé ăn những đồ ăn loãng, nguội và dễ tiêu hóa như: cháo loãng, sữa, sữa hạt hoặc các loại chè,…
  • Trong trường hợp trẻ biếng ăn, bạn hãy cho bé uống sữa hoặc ăn sữa chua để thay thế.
  • Tuyệt đối không sử dụng thuốc chứa thành phần Aspirin hoặc các loại thuốc kháng sinh khác.
  • Chú ý theo dõi sức khỏe của bé thường xuyên để phát hiện sớm triệu chứng và điều trị kịp thời.

Cách phòng tránh bệnh tay chân miệng ở trẻ em

Bệnh chân tay miệng ở trẻ bùng phát rất nhanh, đặc biệt vào giai đoạn chuyển mùa, nhất là khi thời tiết nóng ẩm bởi đây là thời điểm thuận lợi cho virus phát triển và gây bệnh.

Do hiện tại không có vắc xin phòng chống bệnh tay chân miệng ở trẻ em, bởi vậy việc phòng tránh bệnh là điều vô cùng quan trọng để tránh lây lan dịch bệnh.

Một số cách phòng tránh bệnh tay chân miệng ở trẻ em mà bạn có thể tham khảo

  • Nhắc trẻ rửa tay thường xuyên với xà phòng, nhất là trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
  • Khi chăm người bệnh, bạn cũng cần vệ sinh tay sạch sẽ, nhất là khi chuẩn bị đồ ăn và sau khi thay tã hoặc tiếp xúc với các bọng nước.
  • Sử dụng xà phòng và dung dịch khử trùng để vệ sinh các vật dụng và không gian phòng
  • Tránh cho trẻ tiếp xúc nơi đông người.
  • Theo dõi tình trạng khi trẻ mắc bệnh để chăm sóc y tế kịp thời.

Bệnh tay chân miệng ở trẻ là một trong những nỗi lo của các bậc phụ huynh đối với con trẻ khi thời tiết giao mùa. Bởi vậy việc bổ sung các kiến thức về bệnh cũng như lựa chọn cơ sở y tế chất lượng để khám chữa bệnh khi phát hiện các triệu chứng của bênh một cách kịp thời là điều hết sức quan trọng.

Lưu ý: Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể