Bệnh thủy đậu nên kiêng gì? Cách điều trị bệnh thủy đậu

Thủy đậu là một trong những loại bệnh phổ biến hiện nay. Việc điều trị và chăm sóc là điều kiện tiên quyết giúp người bệnh phục hồi nhanh chóng. Mỗi một loại bệnh sẽ có cách điều trị khác nhau. Hãy cùng Quầy thuốc Minh Long tìm hiểu xem bệnh thủy đậu nên kiêng gì và cách điều trị bệnh nhé!

1. Bệnh thủy đậu nên kiêng gì?

Thủy đậu là một loại bệnh truyền nhiễm, có khả năng lây lan cao ra cộng đồng. Vì vậy, người bị nên kiêng một vài điều trong chế độ ăn uống và sinh hoạt.

1.1 Chế độ ăn uống

Chế độ ăn uống giúp người bệnh bổ sung những chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Tuy nhiên, người bị bệnh thủy đậu cần kiêng một số loại thực phẩm để giúp quá trình phục hồi được tốt hơn.

  1. Các loại thực phẩm cay nóng và mặn: các món ăn cay nóng thường được rất nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, đối với người đang bị thủy đậu, việc kiêng ăn các thực phẩm này là điều cần thiết. Những đồ ăn cay nóng, mặn đó dễ gây nóng trong người, tăng tiết mồ hôi làm tình trạng viêm nhiễm nghiêm trọng hơn. Không những thế, nó còn làm tăng mức độ ngứa ngáy, khó chịu của người bệnh.
  2. Các loại thực phẩm tanh: Một số thực phẩm tanh như cá, tôm,… rất giàu đạm và dinh dưỡng nhưng rất dễ gây kích ứng trên da. Người bệnh nên kiêng ăn chúng để tránh tình trạng để lại sẹo, da phục hồi chậm,…
  3. Sữa và các chế phẩm từ sữa: Sữa và các chế phẩm từ sữa có tác dụng tăng kích thích da tiết nhờn. Vì vậy, chúng có thể khiến da bị viêm nhiễm năng nề hơn.

Thực phẩm người bị thủy đậu không nên ăn

1.2 Chế độ sinh hoạt

Chế độ sinh hoạt cũng ảnh hưởng không nhỏ đến thời gian phục hồi của bệnh nhân. Người bệnh cần kiêng một số điều trong sinh hoạt sau đây:

  1. Tránh nơi đông người: Tránh nơi tụ tập đông người là cách giúp người bệnh không lây lan bệnh ra cộng đồng. Điều này cũng làm giảm tình trạng lây nhiễm tránh, có ý nghĩa to lớn trong phòng, tránh dịch bệnh.
  2. Không sử dụng chung đồ dùng cá nhân với người không bị bệnh: Người bị bệnh chứa một lượng vi rút thủy đậu trên người. Việc dùng chung các đồ dùng như: khăn mặt, bàn chải đánh răng,… sẽ tăng nguy cơ lây lan bệnh.
  3. Hạn chế sờ, gãi vào các vết phỏng, mụn trên da: Khi bị thủy đậu, người bệnh luôn có cảm giác ngứa, khó chịu ở những mụn nước. Họ thường có xu hướng gãi những mụn nước ấy, điều này là không nên. Việc gãi sẽ khiến các mụn bị vỡ ra, dịch sẽ chảy ra vùng da lành và gây nốt phỏng ở đó. Tình trạng viêm nhiễm từ đó mà nặng hơn.
  4. Không nên tắm lá: Da của người bệnh rất dễ bị tổn thương, nhất là trẻ nhỏ. Việc tắm lá làm tăng nguy cơ dị ứng, nhiễm trùng. Điều này không tốt cho sự hồi phục của da và tình trạng bệnh.

2.1 Cách điều trị cho người bị bệnh thủy đậu

Bệnh thủy đậu không khó chữa. Người bệnh hoàn toàn có thể tự điều trị bệnh tại nhà theo một số hướng dẫn sau đây:

bệnh thủy đậu

  1. Sử dụng thuốc đặc trị nhiễm trùng do vi rút: Khi các mụn nước tự khô và bong ra cũng là lúc bệnh thủy đậu sắp khỏi. Tuy nhiên, một trong những điểm gây mất thẩm mỹ nhất của thủy đậu là để lại sẹo, nhất là các mụn nước lại mọc nhiều ở vùng mặt, chân tay. Người bệnh nên dùng thuốc bôi Acyclovir để ức chế sự phát triển của vi rút. Không những vậy, thuốc còn giúp da chống bội nhiễm.
  2. Sử dụng thuốc xanh Methylen. Đây là loại thuốc quen thuộc, đặc trị bệnh. Bệnh nhân dùng thuốc để bôi lên các mụn phỏng trên da.. Thuốc sẽ giúp các vết thương mau khô do có tính sát khuẩn nhẹ.
  3. Bệnh nhân chú ý không được bôi thuốc đỏ hay penicillin.
  4. Khi các nốt phỏng đã lên da non màu hồng nhạt, bệnh nhân có thể bôi kem nghệ trong 3 – 4 ngày đầu để trị sẹo, tránh để lại vết thâm. Sau đó, có thể dùng nghệ tươi thay cho kem nghệ.
  5. Thực hiện tiêm phòng vắc-xin thủy đậu cho trẻ nhỏ,…

Như vậy, việc áp dụng những điều kiêng không nên làm kết hợp cùng điều trị sẽ giúp người bệnh mau lành bệnh. Hi vọng bài viết đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về phòng và chữa bệnh thủy đậu.