Biểu hiện cúm a theo từng giai đoạn và cách điều trị

Cúm A là một bệnh truyền nhiễm do virus tấn công hệ hô hấp. Cúm a thường xảy ra ở trẻ em. Tuy nhiên, rất ít các bậc phụ huynh phát hiện đúng các biểu hiện cúm a để có cách điều trị kịp thời. Cùng Quầy thuốc Minh Long tham khảo bài viết dưới đây để nhận biết rõ các biểu hiện của cúm a theo từng giai đoạn. 

Biểu hiện cúm A ở trẻ theo từng giai đoạn 

Biểu hiện cúm A ở trẻ bị bệnh nhẹ

Một khi trẻ bị nhiễm vi-rút cúm A, các triệu chứng cúm A ở trẻ em thường đột ngột xuất hiện. Mặc dù cúm A là một bệnh đường hô hấp nhưng nó có thể ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể. Các triệu chứng phổ biến của bệnh cúm A ở trẻ em trong các trường hợp nhẹ là:

  • Sốt
  • Ớn lạnh
  • Ho khan
  • Nghẹt mũi hoặc sổ mũi
  • Mỏi cơ, đau nhức cơ thể, mệt mỏi
  • Đau đầu, chóng mặt
  • Viêm họng
  • Hắt hơi
  • Chán ăn, bỏ bú
  • Đau tai
  • Đau mắt đỏ
Trong một số trường hợp, triệu chứng cúm A ở trẻ em cũng có thể bao gồm:
  • Buồn nôn, nôn mửa
  • Đau bụng
  • Tiêu chảy

Trong những trường hợp nhẹ, các triệu chứng của bệnh cúm A ở trẻ em có thể biến mất trong vòng một tuần. Mặc dù vậy, trẻ vẫn có thể cảm thấy rất mệt mỏi trong 3 đến 4 tuần. Ngoài ra, cơn ho cũng có thể kéo dài hơn

Biểu hiện cúm a ở trẻ mắc bệnh nặng

Nếu các triệu chứng cúm A không được nhận biết kịp thời ở trẻ em bị bệnh nhẹ, các triệu chứng cúm A ở trẻ em có thể xấu đi và dẫn đến bệnh nặng hơn và đe dọa tính mạng. Trong những trường hợp nghiêm trọng, các dấu hiệu của bệnh cúm A ở trẻ em bao gồm:

  • Sốt cao từ 39,4 – 40,5°C
  • Co giật (do sốt quá cao từ 40°C trở lên). Nếu cơn sốt lên đến 41°C, gần như 100% trẻ sẽ bị co giật. Tình trạng này khiến bé mất cảm giác ở chân, tay, miệng.
  • Đau nhức cơ thể nghiêm trọng
  • Cơn ho kéo dài, liên tục và trầm trọng hơn
  • Suy hô hấp, khó thở, thở nhanh, lồng ngực rút lõm, tím môi
  • Ngủ li bì, trông rất mệt mỏi
  • Tay chân lạnh
  • Thường xuyên bỏ ăn kèm theo nôn trớ nhiều

Cách điều trị các biểu hiện cúm A ở trẻ 

Khi phát hiện các biểu hiện trên, cha mẹ cần đưa ngay trẻ đến cơ sở y tế đề khám và làm xét nghiệm cúm a. Để xác định bé có bị nhiễm vi rút cúm A hay không, các trung tâm y tế phải thực hiện các xét nghiệm như: RT-PCR, miễn dịch huỳnh quang, xét nghiệm nhanh (RIDT), phân lập vi rút, xét nghiệm, huyết thanh, … kết quả xét nghiệm là cơ sở để bác sĩ chỉ định phác đồ điều trị chính xác và kịp thời cho trẻ

Trẻ em bị cúm A nhẹ có thể tự điều trị tại nhà kết hợp với chế độ ăn uống và lối sống phù hợp. Tuy nhiên, nếu có dấu hiệu chuyển biến nặng cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để theo dõi và điều trị. Các triệu chứng cúm A ở trẻ nhỏ nhanh chóng biến mất sau 7 ngày nếu được điều trị kịp thời và đúng hướng.

Lưu ý: Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể