Các bệnh lý dạ dày: nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Ngày nay, bệnh đau dạ dày đang ngày càng trở nên phổ biến trong xã hội. Nguy hiểm hơn, đau dạ dày không chỉ gây ra sự khó chịu cho người bệnh mà nó còn ẩn chứa nguy cơ của các biến chứng nguy hiểm khác như xuất huyết dạ dày, thủng dạ dày, thậm chí là ung thư dạ dày. Cùng Quầy thuốc Minh Long tìm hiểu về các bệnh lý dạ dày qua bài viết dưới đây

Bệnh lý dạ dày là gì? 

Đây là một bệnh lý về đường tiêu hóa rất phổ biến hiện nay. Đau dạ dày có rất nhiều triệu chứng và có thể nhận biết thông qua vị trị đau bụng hoặc biểu hiện bệnh ngoài của cơ thể người bệnh. Hầu hết người bệnh đều có một số dấu hiệu như ợ chua, đầy bụng, ợ hơi, đau thượng vị…đây đều là triệu chứng phổ biến nhất của bệnh đau dạ dày.

Nguyên nhân gây bệnh đau dạ dày 

Một số nguyên nhân chính gây nên các bệnh lý dạ dày là:

  • Do hút thuốc lá
  • Do uống rượu bia
  • Do ăn uống không khoa học
  • Do vi khuẩn HP
  • Do stress, căng thẳng

Triệu chứng bệnh lý dạ dày 

Theo các giáo sư bác sỹ chuyên khoa nội soi tiêu hóa hàng đầu tại Việt Nam thì phần lớn người mắc bệnh đau dạ dày đều có 5 dấu hiệu, triệu chứng chính là:
  • Đau bụng vị trí trên rốn (vùng thượng vị)
  • Đầy bụng khó tiêu
  • Ợ chua, ợ hơi, ợ nóng…
  • Buồn nôn hoặc nôn
  • Đại tiện ra máu

Các bệnh lý dạ dày gây nên những biến chứng gì?

Đau dạ dày là một bệnh lý có thể chữa trị một cách hết sức đơn giản nếu được chẩn đoán và phát hiện kịp thời. Nhưng rất nhiều người bệnh chủ quan và coi thường quá trình diễn tiến của bệnh lý gây ra một số bệnh dạ dày nguy hiểm

  • Viêm loét dạ dày
  • Viêm hang vị dạ dày
  • Trào ngược dạ dày
  • Xuất huyết ( chảy máu ) dạ dày
  • Ung thư dạ dày

Chế độ ăn uống phòng tránh các bệnh lý dạ dày 

Nếu bạn mắc các bệnh lý dạ dày, cần ăn uống một cách khoa học, ăn uống hợp vệ sinh để hạn chế quá trình diễn tiến của đau dạ dày.

Không nên

  • Không nên sử dụng các loại đồ uống như nước ngọt có ga, rượu bia …và không nên ăn thức thực phẩm chua cay như dưa muối, chanh, tiêu, ớt…
  • Ăn đồ cay nóng, thực phẩm không đảm bảo chất lượng.
  • Hạn chế sử dụng thức uống có gas, cồn.
  • Không nên thức khuya.

Nên

  • Các loại thực phẩm nên ăn: trứng, sữa, bột ngũ cốc, rau xanh…nên uống tối thiểu 2 lit nước 1 ngày để có hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn cũng như việc hạn chế sử dụng các loại đồ ăn chứa dầu mỡ….
  • Có chế độ sinh hoạt khoa học: Đau dạ dày chịu ảnh hưởng rất nhiều bởi thói quen ăn uống và sinh hoạt. Vì thế, để việc điều trị có kết quả tốt, bạn cần có một thói quen sống khoa học, hợp lý:
  • Ăn nhiều rau xanh, trái cây và các thức ăn tốt cho dạ dày.
  • Uống nước điện giải ion kiềm
  • Thường xuyên vận động thể dục để nâng cao sức đề kháng.
  • Tránh thức khuya, tránh căng thẳng.

Lưu ý: Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.