Các cách trị hp dạ dày tại nhà nhanh chóng

Nhiễm vi khuẩn HP dạ dày thường lặng lẽ nên khó phát hiện, đây là tác nhân gây ra các cơn đau dạ dày mãn tính hoặc loét dạ dày, thậm chí ung thư dạ dày. Hiện nay có rất nhiều các loại thuốc có thể hay nhiều phương pháp có thể trị khỏi nhưng có nhiều người người lựa chọn phương pháp an toàn đó là điều trị chúng tại nhà. Vậy nên hôm nay Quầy thuốc Minh Long sẽ giới thiệu cho bạn các cách trị hp dạ dày tại nhà nhanh chóng!

1. Chữa HP dạ dày bằng chè dây

Theo nghiên cứu khoa học gần đây cho thấy chè dây có khả năng kháng vi khuẩn HP dạ dày, trong chè dây có chứa chất flavonoid có tác dụng giảm đau dạ dày và loại bỏ được chủng vi khuẩn HP gây bệnh.

Cách sử dụng

Bước 1: Lấy 10 – 15g lá chè dây rửa sạch, phơi khô cho đến khi chè xoăn góc có màu hơi vàng là được.

Bước 2: Cho chè dây đã được phơi khô hãm với 100ml nước sôi bằng ấm trà trong vòng 10 phút.

Bước 3: Sau đó có thể sử dụng, dùng uống trước bữa sáng 10 phút và dùng liên tục 15 – 20 ngày giúp ức chế hoạt động HP, giảm sự phân chia tế bào.

2. Bài thuốc dân gian chữa HP dạ dày bằng gừng

Gừng được biết là một nguyên liệu rất tốt cho sức khỏe, ngoài ra cũng được xem là một vị thuốc chữa trị nhiều bệnh trong đó có bệnh Hp dạ dày. Gừng có tính ấm, kháng viêm, giúp cải thiện nhanh các triệu chứng khó chịu của dạ dày như: Đau bụng, buồn nôn, ợ chua…

Các cách trị hp dạ dày tại nhà nhanh chóng

Cách sử dụng

Bước 1: Gừng tươi gọt vỏ rửa sạch, sau đó cắt thành các lát mỏng.

Bước 2: Cho vài lát gừng đã được cắt vào nước nóng hãm khoảng 5-10 phút.

Bước 3: Sau đó có thể sử dụng, nếu muốn dễ uống hơn có thể cho thêm 1 thìa mật ong vào khuấy đều.

Uống thường xuyên rất tốt cho sức khoẻ và cải thiện được bệnh dạ dày.

3. Bài thuốc dân gian chữa HP dạ dày bằng đông trùng hạ thảo

Ngày nay đông trùng hạ thảo được biết đến như một loại thuốc bổ rất tốt cho cơ thể. Trong đông trùng có chứa17 acid amin cùng adenosine, nucleoside, vitamin và các khoáng chất tốt cho việc chữa trị HP dạ dày.

Cách sử dụng

Bước 1: Cho khoảng 3-5g đông trùng hạ thảo tươi hoặc 1,5 – 2g đông trùng hạ thảo khô vào ấm trà hãm với nước nóng 80-100 độ C.

Bước 2: Sau 30 phút ủ trà có thể sử dụng được.

Ngoài ra, bạn cũng có thể ngâm chung với mật ong hoặc kết hợp với các thực phẩm khác như gà, bồ câu….

4. Bài thuốc dân gian chữa HP dạ dày bằng cam thảo

Cam thảo chứa nhiều hoạt chất tốt cho dạ dày, giúp giảm đau, chữa lành các vết loét dạ dày do vi khuẩn dạ dày HP gây ra.

Cách sử dụng

Bước 1: Chuẩn bị khoảng 50g cam thảo, 50g đường phèn, 50g hoa cúc, rửa sạch cam thảo và bông cúc rồi để ráo nước.

Bước 2: Đun sôi khoảng 400ml nước, sau đó để cam thảo và hoa cúc vào đun lửa vừa khoảng 1-2 phút nữa rồi tắt bếp.

Bước 3: Thêm 50g đường phèn vào khuấy đều rồi lọc lấy nước uống, uống khi nước còn ấm.

5. Bài thuốc dân gian chữa HP dạ dày bằng trà mật ong

Mật ong – một nguyên liệu không còn xa lạ gì với mọi người, với những công dụng vô cùng tốt mật ong đem lại, nên hiện nay đây được xem là nguyên liệu giúp chữa rất nhiều bệnh.

Trong mật ong có chứa chất chống oxy hóa cao, giúp làm lành các vết thương, vết loét dạ dày, chất hydrogen peroxide trong mật ong có khả năng kháng khuẩn, diệt virus có hại như vi khuẩn HP, tạo màng bọc bảo vệ bao phủ niêm mạc của dạ dày.

Các cách trị hp dạ dày tại nhà nhanh chóng

Cách sử dụng

Bước 1: Chuẩn bị khoảng 150ml nước sôi từ 70 – 80 độ C.

Bước 2: Cho khoảng 4 – 5 thìa mật ong vào khuấy đều.

Bước 3: Uống từ từ từng ngụm trà để hấp thu tốt hơn, dùng khi trà còn ấm.

Ngoài ra có thể kết hợp với các nguyên liệu tốt cho sức khỏe khác: Chanh, gừng, giấm táo….

6. Chữa HP dạ dày bằng lá vối

Nước chè lá vối được cực kỳ phổ biến với nhiều gia đình tại Việt Nam, nhất là những người có bệnh về đường tiêu hóa. Trong dân gian lá vối cũng được áp dụng để điều trị cho người bị đau dạ dày do vi khuẩn Hp.

Lá vối rất giàu chất tanin – đây là hoạt chất có thể bảo vệ niêm mạc dạ dày rất tốt khỏi các tác nhân gây hại, mà cụ thể ở đây là vi khuẩn HP. Ngoài ra, thì tanin có trong lá vối còn hỗ trợ chống oxy hóa, thường được dùng để hỗ trợ người bị HP dạ dày.

Cách sử dụng

Bước 1: Lấy 1 lượng lá vối phơi khô vừa đủ.

Bước 2: Bạn hãm với nước sôi trong 10 phút.

Bước 3: Nên uống khi còn ấm để cơ thể hấp thu tốt nhất.

7. Chữa HP dạ dày bằng cây dạ cẩm

Dạ cẩm là một cây thuốc quý, thường mọc hoang ở các vùng núi phía Bắc. Theo nghiên cứu thì các chất như saponin, alkaloid và anthraglycosid có nhiều trong cây dạ cẩm rất hiệu quả trong việc ức chế vi khuẩn HP và một số vi khuẩn gây hại khác.

Cách sử dụng

Bước 1: Lấy 20 – 40g dạ cẩm.

Bước 2: Bạn đem sắc hoặc hãm tương tự như trà.

Bước 3: Chia làm 2 lần uống: Trước khi ăn hoặc khi cơn đau bùng phát.

8. Chữa HP dạ dày bằng lá khôi

Trong y học cổ truyền, lá khôi là một cây thuốc quý thường được dùng trong các bài thuốc để trị các bệnh liên quan đến dạ dày.

Theo nghiên cứu thì trong lá khôi có 2 hoạt chất là glucosid và tannin có tác dụng ức chế bài tiết axit do vi khuẩn HP gây ra, nhờ đó mà có thể giảm cơn đau do dạ dày co bóp. Ngoài ra nó cũng hỗ trợ cải thiện các triệu chứng như ợ nóng, ợ hơi, nóng rát,…

Cách sử dụng

Bước 1: Rửa sạch 100g lá khôi.

Bước 2: Sau đó bạn cho vào ấm và đun sôi với nước trong 20 phút như nấu trà.

Bước 3: Bạn nên dùng hằng ngày.

9. Chữa HP dạ dày bằng nghệ

Nghệ thường được dùng để làm nguyên liệu cho nhiều món ăn, bên cạnh đó trong y học cổ truyền nghệ cũng được coi là vị thuốc chữa được nhiều bệnh khác nhau.

Trong nghệ rất giàu hai hoạt chất curcumin và beta-carotene, đây là hai hoạt chất đã được khoa học chứng minh là rất hiệu quả trong việc chống lại oxy hóa, kháng viêm và đẩy nhanh quá trình tái tạo lại niêm mạc dạ dày bị hư tổn do HP gây ra.

Các cách trị hp dạ dày tại nhà nhanh chóng

Cách sử dụng

Bước 1: Pha 2 thìa bột nghệ với 300ml nước ấm.

Bước 2: Thêm vào 3 – 4 muỗng cà phê mật ong và khuấy đều.

Bước 3: Nên uống 2 lần trước vào sáng trước khi ăn và tối trước khi ngủ.

Những bài thuốc tự nhiên vừa rẻ, vừa hiệu quả, lành tính và nguyên liệu dễ tìm, ngoài ra còn nên kết hợp chế độ ăn uống, nghỉ ngơi lành mạnh để hiệu quả hơn.

“Lưu ý: Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.”