Bệnh sốt xuất huyết có thể diễn biến phức tạp đầy đủ theo các giai đoạn sau hoặc ít hơn. Bởi vậy người bệnh cần trang bị kiến thức căn bản về triệu chứng và các giai đoạn khi mắc phải sốt xuất huyết để kịp thời theo dõi và điều trị. Cùng Quầy thuốc Minh Long tham khảo các giai đoạn sốt xuất huyết qua bài viết dưới đây
Các giai đoạn bệnh sốt xuất huyết
Ủ bệnh
Sau khi bị muỗi mang virus dengue đốt (ở Việt Nam gọi là muỗi vằn), virus này sẽ ủ bệnh trong cơ thể người từ 3 đến 14 ngày trước khi các triệu chứng bệnh xuất hiện.
Giai đoạn sốt
Bệnh nhân sốt cao đột ngột từ 2 – 7 ngày. Người bệnh có các triệu chứng như:
- Người mệt mỏi
- Nhức đầu
- Đau sau hốc mắt
- Đau cơ
- Đau họng
- Buồn nôn, nôn
- Đau vùng thượng vị và tiêu chảy.
- Chấm xuất huyết dưới da
- Chảy máu chân răng hoặc chảy máu cam.
Giai đoạn nguy hiểm
- Xuất huyết dưới da: các nốt xuất huyết rải rác hoặc chấm xuất huyết thường thấy ở mặt trước hai cẳng chân và mặt trong cánh tay, bụng, đùi, mạng sườn hoặc mảng bầm tím.
- Xuất huyết niêm mạc: chảy máu cam, chảy máu chân răng, rối loạn kinh nguyệt.
- Xuất huyết nội tạng: xuất huyết đường tiêu hóa, xuất huyết não, chảy máu phổi, chảy máu trong cơ.
Giai đoạn hồi phục
Đây là giai đoạn cuối cùng, thường kéo dài trong khoảng 1 đến 2 ngày sau khi giai đoạn nguy hiểm xảy ra. Thể trạng của người bị sốt xuất huyết được phục hồi dần lên.
Người bệnh thường có biểu hiện thèm ăn, đi tiểu nhiều và huyết động bắt đầu ổn định, nhịp tim bắt đầu chậm lại.
Lưu ý rằng trong giai đoạn này vẫn cần phải cẩn thận vì nếu như truyền dịch mà không có sự kiểm soát sẽ dẫn tới hiện tượng phù phổi hoặc suy tim.
Lượng bạch cầu ở trong máu sẽ được tăng lên sau khi trải qua giai đoạn hạ sốt, tiểu cầu sẽ dần ổn định về chỉ số bình thường.
Điệu trị bệnh sốt xuất huyết tại nhà
Hầu hết người bệnh trải qua các giai đoạn sốt xuất huyết đều bị sốt dẫn đến mất nước và mệt mỏi. Một số cách điều trị bệnh sốt xuất huyết tại nhà dưới đây mà bạn có thể tham khảo.
Hạ sốt
- Khi sốt < 38,5 độ C sử dụng các phương pháp vật lý như chườm bằng nước ấm vào các vùng trán, nách, bẹn, mặc quần áo rộng rãi thoáng mát.
- Khi sốt từ 38,5 độ C chườm ấm kết hợp với thuốc Paracetamol (không được dùng ibuprofen hay aspirin để hạ sốt vì gây xuất huyết nặng hơn) liều 10-15mg/kg, 4-6 giờ/ lần. Chú ý nếu trẻ em có tiền co giật nên sử dụng thuốc khi trẻ sốt từ 38 độ C.
Bù nước và điện giải
Uống nhiều nước, dùng oresol hay hydrite để bù nước và điện giải. Nếu mất nước vừa và nặng người bệnh nôn nhiều không uống được truyền dung dịch Nacl 0,9%… để bù nước và điện giải cho người bệnh.
Chế độ chăm sóc người bệnh
- Người bệnh hạn chế đi lại, nghỉ ngơi tại giường.
- Ăn thức ăn lỏng dễ tiêu, uống nhiều nước lọc, nước pha oresol hay nước trái cây…
- Hạn chế dùng những đồ ăn có màu đỏ, nâu hay đen để tránh nhầm lẫn với xuất huyết đường tiêu hóa.
- Nếu điều trị ngoại trú cần thường xuyên theo dõi người bệnh khi có các dấu hiệu nặng lên hay tình trạng không cải thiện cần đưa người bệnh đến cơ sở y tế ngay.
Lưu ý: Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.”