Chuẩn đoán và điều trị tay chân miệng ở trẻ sơ sinh

Bệnh tay chân miệng là bệnh lây truyền người này qua người khác. Bởi nhóm virus coxsackie gây nên. Đặc biệt, trẻ thường dễ bị mắc bệnh tay chân miệng nếu tiếp xúc người bệnh ho, hắt hơi, phân, nước bọt hoặc dịch từ vết bỏng nước. Làm sao để chuẩn đoán triệu chứng và cách điều trị chân tay miệng cho trẻ sơ sinh?

1. Triệu chứng mắc bệnh chân tay miệng ở trẻ sơ sinh

Triệu chứng dễ thấy nhất để chuẩn đoán bệnh là hiện tượng các vết rộp trên da xuất hiện. Và trước đó vài ngày các bé có thể bị phát ban phỏng nước hoặc bị đau họng, sốt và đau bụng. Sau lưỡi các bé sẽ xuất hiện đốm đỏ. Chúng lan dần trở thành mụn nước có đặc điểm là vàng xám và có viền đỏ. Đối với tay và chân, các đốm đỏ nổi trên ngón tay, lưng hoặc lòng bàn tay, lòng bàn chân, ngón chân của bé. Những đốm này có thể gây ngứa và đau cho bé. Sau dần, đốm đỏ chuyển sang mụn nước có màu xám ở giữa.

Bệnh chân tay miệng ở trẻ
Bệnh chân tay miệng ở trẻ

2. Điều trị tay chân miệng cho trẻ sơ sinh

Trước tiên, cha mẹ cần đưa trẻ đến bác sĩ để chẩn đoán và kiểm tra bằng cách xét nghiệm. Việc điều trị bệnh chân tay miệng mất khoảng 1 tuần đến 10 ngày. Trong thời gian điều trị bệnh, trẻ thường quấy khóc và dễ khó chịu do vết phỏng nước gây nên. Sau đây, một số cách điều trị mà phụ huynh có thể tham khảo trong quá trình mắc bệnh chân tay miệng ở trẻ sơ sinh:

Thứ nhất, bé bị đau khi ăn hoặc bú:

Trong trường hợp này, phụ huynh nên chia các bữa ăn nhỏ, tăng tần suất ăn một cách thường xuyên. Khi bú nhũng mụn nước sau khi vỡ cũng sẽ không lây truyền qua núm vú và cho mẹ. Đồng thời, trẻ cần được bổ sung thêm nước. 

Thứ hai, nếu trẻ đang ăn dặm:

Với trẻ mắc bệnh chân tay miệng nên cho bé ăn thức ăn mềm. Tránh để bé ăn đồ ăn cay hoặc chua vì có thể tăng cơn đau miệng.

Gel bôi giảm đau khi mọc răng: việc dùng gel có thể giúp trẻ bớt cảm giác đau do mụn nước trong miệng gây nên. Tuy nhiên cần tham khảo ý kiến dược sĩ nhà thuốc để phù hợp với bé. 

Thuốc hạ sốt:

Phụ huynh có thể dùng hai loại thuốc paracetamol hoặc ibuprofen để giúp trẻ sơ sinh giảm sổ và đau. Lưu ý chỉ trẻ từ 2 tháng tuổi trở lên không sinh non và nặng hơn 4kg phù hợp sử dụng paracetamol. Dùng ibuprofen nếu bé được 3 tháng tuổi và nặng ít nhất 5kg. 

Tắm rửa nhẹ nhàng:

Khi tắm rửa cần cần lau rửa nhẹ nhàng dưới vùng da bị tổn thương của trẻ mắc bệnh chân tay miệng. Phụ huynh cần tránh làm vỡ mụn nước của bé. Vì dịch lỏng chảy dễ gây ra nhiễm trùng.

Cách ly cho trẻ và nghỉ ngơi

Với trẻ sơ sinh đã đi nhà trẻ, phụ huynh nên cho bé ở nhà cho đến khi trẻ khỏi và sức khỏe tốt hơn. Tuy nhiên nếu trẻ có các triệu chứng lờ đờ, uể oải, tiểu istm tay chân lạnh; nước tiểu vàng đậm và sốt cao liên tục cần đến sự can thiệp của bác sĩ.

Nếu da bé trở nên đau hơn; mụn nước rỉ mủ vàng và không thuyên giảm sau 7 – 10 ngày trẻ có thể bị nhiễm trùng thứ cấp và cần đến bệnh viện điều trị kịp thời.  

Lưu ý: Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.