Tại sao bị rụng tóc nhiều? Cách phòng ngừa

Rụng tóc là một phản ứng bình thường của cơ thể trước những tác động từ môi trường, ví dụ như: phẫu thuật, bị sốt hoặc mang thai … Bên cạnh đó, nguyên nhân gây rụng toc cũng có thể là một dấu hiệu của sự thiếu các chất hay mất cân bằng hoá học trong cơ thể. Hãy cùng Quầy thuốc Minh Long tìm hiểu tại sao bị bệnh rụng tóc nhiều và cách phòng ngừa nhé!

1. Những dấu hiệu thường thấy khi mắc bệnh rụng tóc

Để xác định xem bản thân có mắc bệnh rụng tóc hay không thường phải dựa vào các dấu hiệu sau:

  • Rụng với số lượng mỗi ngày vượt quá 100 sợi.
  • Thời gian rụng kéo dài trên một năm.
  • Rụng nhiều cả khi ướt và khô.
  • Với những người tóc thưa có thể thấy rõ da đầu.
  • Ở nam giới có biểu hiện hói đầu nhẹ.
  • Tóc con mọc lên yếu, mềm, nhuyễn, xoăn.

Tại sao bị rụng tóc nhiều? Cách phòng ngừa

2. Nguyên nhân gây rụng tóc

Nguyên nhân phổ biến gây rụng tóc ở phụ nữ là thiếu các chất khoáng trong cơ thể gây rối loạn quá trình chuyển hóa, do chế độ ăn kiêng như: thiếu chất sắt do kinh nguyệt nhiều hoặc kéo dài, do ăn ít thịt bò, thịt nạc, ăn ít rau xanh, rau tươi; thiếu chất kẽm …

Bên cạnh đó, rụng tóc còn do rất nhiều nguyên nhân gây ra như: di truyền, chăm sóc tóc không đúng, trong thời gian mang thai, chế độ dinh dưỡng, ốm đau bệnh tật và do thuốc điều trị bệnh ung thư.

Do nội tiết

Gần như tất cả đàn ông đều có dạng chân tóc chữ M và tóc thưa hơn ở phần đỉnh đầu. Hiện tượng tóc rụng gây ra từ một sự chuyển hoá nội tiết tố nam testosterone thành một chất có tên DHT. Các nang tóc dần trở nên nhỏ hơn, giai đoạn mọc tóc ngắn đi, giai đoạn thoái hoá của tóc dài ra. Kiểu rụng này chỉ xảy ra ở phần trước và trên của tóc vì đây là khu vực nhạy cảm với hooc- môn. Phụ nữ trong thời kỳ mang thai hoặc sau khi sinh cũng thường bị rụng tóc.

Do hoá trị liệu

Đó là khi cơ thể có những phản ứng với những chất hoá học được truyền vào cơ thể. Hoá trị liệu làm ảnh hưởng đến sự phát triển của nang tóc ở giai đoạn thoái hoá. Các chân tóc không phát triển bình thường, dễ bị gãy rụng trên toàn bộ da đầu. Khi đã hết quá trình điều trị hoá chất thì nang tóc lại được tái sinh.

Rụng tóc từng mảng

Đôi khi hệ miễn dịch của cơ thể lại tấn công những chồi tóc đang phát triển, hiện tượng này dẫn đến rụng tóc từng mảng. Khi hiện tượng tự miễn này chỉ diễn ra ở phần củ tóc, các nang tóc sẽ lại được tái sinh khi hệ thống miễn dịch được kiểm soát. Trường hợp rụng tóc thành sẹo là do các tế bào cọng tóc ở chỗ phình của nang tóc bị tấn công, gây hậu quả mất tóc vĩnh viễn.

Do các bệnh lý

Bệnh Alopecia, bệnh lý gây ra rụng tóc với một trong các loại: rụng một chỏm tóc; rụng toàn bộ tóc; và rụng toàn bộ tóc trên đầu kèm rụng ở các vùng khác. Rụng tóc sau phẫu thuật tuyến giáp hay suy chức năng tuyến giáp. Tuy nhiên những bệnh lý này thường xảy ra ở nam giới. Rụng tóc sau phẫu thuật, trong một số trường hợp người bệnh sau khi trải qua phẫu thuật tóc sẽ rụng nhiều.

Tại sao bị rụng tóc nhiều? Cách phòng ngừa

Các nguyên nhân khác

Ngoài ra, một số tác động cơ học thông thường búi quá chặt làm căng chân tóc khiến tóc dễ bị rụng, do dùng lược quá cứng, gội đầu nhiều lần trong ngày, sấy tóc, để tóc ướt đi ngủ hoặc phơi nắng quá lâu sẽ làm tổn thương tóc bởi tia cực tím trong ánh nắng mặt trời.Trong quá trình chăm sóc tóc không đúng cách: chải quá nhiều hoặc lạm dụng các chất hóa học (thuốc nhuộm, thuốc tẩy) sẽ làm cho tóc rụng nhiều hơn.

Trong các bữa ăn hàng ngày thiếu các chất dinh dưỡng cần thiết cho tóc như: sắt, protein thì nguy cơ bị rụng tóc là rất khó tránh khỏi.

3. Cách giúp cho mái tóc khỏe mạnh?

Để có được mái tóc mượt mềm êm ả và không bị rụng tóc, cần chú ý thực hiện các giải pháp sau:

Thực hiện chế độ ăn cân bằng:

Chế độ ăn đầy đủ dưỡng chất có tầm quan trọng rất lớn trong việc phòng ngừa bệnh rụng tóc vì tóc rất cần các chất như protein, sắt, vitamin C, các acid béo Omega-3 và kẽm để giữ vẻ ngoài bóng và khỏe mạnh. Bên cạnh đó, trong các bữa ăn hàng ngày cũng cần bổ sung thêm các loại trái cây, rau xanh, các loại hạt.

Chọn dầu gội thích hợp và chất lượng tốt: vì chẳng những dầu gội có thể làm ảnh hưởng tới sức khỏe của tóc mà việc sử dụng các loại dầu gội đầu không thích hợp với mái tóc cũng sẽ làm cho tóc giòn và yếu.

Cần giữ gìn, nâng niu giấc ngủ: để bảo vệ mái tóc vì giấc ngủ là chìa khóa quan trọng trong mối liên kết giữa giấc ngủ và rụng tóc. Có được giấc ngủ ngon sẽ giúp cơ thể sảng khoái, khỏe mạnh cả về thể chất lẫn tinh thần từ đó giúp chống rụng tóc.

Cần có cuộc sống thoải mái tránh phiền muộn: mặc dù trong cuộc sống hàng ngày có thể gây ra rất nhiều phiền muộn, căng thẳng làm gia tăng hiện tượng rụng tóc. Tuy nhiên, có thể phòng tránh căng thẳng, phiền muộn, chúng ta cần có những biện pháp thư giãn phù hợp như tập thể dục, Yoga sẽ làm giảm đáng kể mức độ căng thẳng và từ đó việc lưu thông máu do tác động của bài tập thể dục cũng giúp phòng ngừa bệnh rụng tóc.

Mỗi ngày cần phải uống 2 – 2,5 lít nước: để giúp cơ thể lọc loại các độc tố gây rụng tóc và hạn chế việc sử dụng caffeine vì trong thành phần của caffeine có tác dụng gây mất nước và gia tăng tốc độ rụng tóc mà thay vào đó là dùng nước trà xanh vì trà xanh có thành phần tự nhiên có khả năng giúp cho tóc được khỏe mạnh và bóng đẹp hơn.

Lưu ý: Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.