6 dấu hiệu nhận biết tay chân miệng ở trẻ

Chân tay miệng là căn bệnh truyền nhiễm vô cùng nguy hiểm do nhóm virus đường ruột enterovirus gây nên. Chủng virus gặp nhiều nhất là Coxsackie và enterovirus typ 17 (EV71). Theo như nghiên cứu các bác sĩ tuyến đầu, loại virus Coxsackie 16 ít gây ra các biến chứng về thần kinh và dễ dàng tự khỏi. Trái lại, loại virus EV71 dễ gây ra các biến chứng nguy hiểm đến trẻ nhỏ. Vậy làm sao để bố mẹ có thể nhận biết được dấu hiệu tay chân miệng ở trẻ đang diễn biến nguy hiểm? Hãy cùng Quầy thuốc Minh Long tìm hiểu ngay nhé!

1. Quấy khóc dai dẳng kéo dài

Khi bị bệnh chân tay miệng, trẻ thường chỉ ngủ được khoảng 15 đến 20 phút. Sau đó, trẻ thức dậy quấy khóc xong ngủ. Đây là triệu chứng cần được phụ huynh chú ý cần được đi khám kịp thời. Vì đây là dấu hiệu việc trẻ bị nhiễm độc thần kinh giai đoạn sớm. 

2. Sốt cao liên tục không hạ

Khi trẻ bị sốt cao trên 38,5 độ C và kéo dài hơn 48 giờ mặc dù đã được cha mẹ cho uống paracetamol theo đúng liều lượng quy định càn được lưu tâm. Vi đây là dấu hiệu trẻ bị mắc chân tay miệng có dấu hiệu nhiễm độc thần kinh. Cần được đi khám bác sĩ để được hạ sốt liều cao.

6 dấu hiệu nhận biết tay chân miệng ở trẻ

3. Giật mình

Việc giật mình tần suất tăng theo thời gian là một trong dấu hiệu trẻ mắc bệnh tay chân miệng đang nhiễm độc thần kinh. Ngoài ra, giật mình không chỉ kusc bé đang ngủ mà còn cả lúc chơi.

4. Tiểu ít

Nước tiểu trẻ ít hơn so với bình thường là một dấu hiệu bệnh chân tay miệng đang diễn biến nặng. Vì tiểu ít là biểu hiện của tình trạng rối loạn huyết động, tụt huyết áp và suy thận. Cho nên, phụ huynh cần chú ý nước tiểu hàng ngày cua trẻ mắc chân tay miệng để có thể can thiệp và xử lý kịp thời.

5. Khó thở

Trẻ có các dấu hiệu co rút hô hấp ở mũi, khó nhọc hoặc thở nhanh hơn bình thường cũng cần lưu tâm. Bởi khó thở là biểu hiện của việc suy tim, rối loạn huyết động. Cần phải đưa đến bác sĩ để hướng điều trị tốt nhất.

6. Rối loạn ý thức

 Khi trẻ có dấu hiệu ngủ gà, chậm chạp hay loạng choáng, phụ huynh nên đưa trẻ đến bác sĩ thăm khám. Bởi đây là biểu hiện của viêm não, huyết áp thấp, vô cùng nguy hiểm cho trẻ.

7. Phân biệt chân tay miệng và thuỷ đậu

Vì chân tay miệng và thuỷ đậu là bệnh có dấu hiệu giống nhau. Tuy nhiên, nếu không xác định đúng bệnh thì sẽ gây ra hậu quả khôn lường.

Cách phân biệt:

– Thời gian mắc bệnh: Bệnh tay chân miệng dễ bùng dịch vào tháng 3 – 5 và tháng 9 – 11. Trong khi đó, thuỷ đậu thường xuất hiện vào mùa xuân.

– Các nốt phỏng trên da: bệnh chân ray miệng mụn đỏ sẽ không gây ngứa. Tuy nhiên, mụn nước mọc ở miệng, lòng bàn ta bàn chân gây bé tình trạng biếng ăn.

– Bệnh thuỷ đậu có thể chia theo  giai đoạn. Đầu tiên mọc ban đỏ sau đó lân dần ra toàn thân, đầy mắt. Điều này gây ra cảm giác không thoải máo

– Con đường lây nhiễm: chân tay miệng do virus gây nên, tuy nhiên cả hai có thể lây bệnh trực tiếp.

Lưu ý: Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.