Một số điều cần biết về bệnh giãn phế quản

Bệnh giãn phế quản là một bệnh phổi mãn tính với sự giãn không phục hồi kèm theo sự phá hủy cấu trúc thành phế quản nên giãn phế quản không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ gây ra rất nhiều ảnh hưởng nặng nề đến tim, phổi, gan,.. Cùng Quầy thuốc Minh Long tìm hiểu một số điều cần biết về căn bệnh này để ứng xử thông minh với giãn phế quản nhé!

1. Thành phần

Thành phế quản gồm: các vòng sụn, cơ đàn hồi và niêm mạc… Khi các vòng sụn, cơ bị tổn thương hoặc bất thường lòng phế quản rộng ra, đó là giãn phế quản và hình thành bệnh cảnh phế quản giãn.

2. Nguyên nhân gây giãn phế quản

Có thể bẩm sinh hoặc mắc phải.

Do không có vòng sụn hoặc vòng sụn thiếu, ngắn lỗi từ khi hình thành mô phổi của bào thai sẽ dẫn đến giãn phế quản bẩm sinh. Phải nói đến hội chứng Kartagener có giãn phế quản đảo ngược phủ tạng: tim quay sang phải gan ở bên trái dạ dày bên phải và viêm xoang.

Một số điều cần biết về bệnh giãn phế quản

Giãn phế quản mắc phải có nhiều nguyên nhân:

– Hoại tử thành phế quản do lao viêm phổi áp xe phổi.

– Tắc phế quản do chèn ép phế quản bởi hạch lao, u phổi xơ phổi hay tắc lòng phế quản dị vật, u phế quản…

– Co kéo thành phế quản do lao phổi xơ phổi…

– Rối loạn cơ chế bảo vệ phổi do suy giảm miễn dịch: giảm gamma globulin máu bệnh bạch cầu mạn tính, dùng các thuốc giảm miễn dịch

3. Giãn phế quản có các triệu chứng sau

Nếu là giãn phế quản dạng túi người bệnh sẽ ho khạc nhiều đờm mủ vào buổi sáng lúc thức dậy. Nếu đựng vào cốc thủy tinh đờm lắng thành 3 lớp, dưới cùng là mủ, giữa là nhầy và trên là bọt. Nếu là giãn phế quản dạng ống, người bệnh sẽ ho ra máu Có sự kết hợp cả hai dạng giãn, người bệnh có cả hai triệu chứng trên. Ngoài ra, còn có các dấu hiệu nhiễm khuẩn như sốt, các dấu hiệu khác như khó thở nếu tổn thương nặng nề thiếu oxy lâu ngày làm cho đầu ngón tay ngón chân to ra và tâm phế mạn.

Chụp CT scanner độ phân giải cao cho thấy rõ hình ảnh giãn rộng phế quản đôi khi lớn như hình ảnh kén.

Kháng sinh thích hợp là lựa chọn đầu tiên đối với giãn phế quản khạc đờm mủ nhằm loại bỏ nhiễm khuẩn làm trầm trọng thêm tình trạng giãn. Các thuốc làm loãng đờm và vỗ rung lồng ngực giúp người bệnh dễ dàng khạc đờm cho đường thở thông thoáng. Liệu pháp oxy và các điều trị khác được đặt ra khi người bệnh lâm vào tình trạng tâm phế mạn.

Các thuốc cầm máu được sử dụng nếu người bệnh ho ra máu. Ho ra máu nặng có thể tiến hành gây tắc động mạch phế quản.

Phẫu thuật cắt bỏ phần phổi giãn phế quản có thể được xem xét nhưng chỉ thực hiện được khi giãn phế quản khư trú.

4. Phòng bệnh giãn phế quản

Những biện pháp giữ vệ sinh làm cho phổi khỏe mạnh là rất cần thiết. Các nhiễm khuẩn ở phổi, tai mũi họng và đường hô hấp trên phải được điều trị triệt để không gây tổn thương ở phế quản. Không hút thuốc lá tuốc lào để tránh những kích thích không có lợi cho phế quản. Sử dụng những vaccin phòng cúm viêm phổi cũng có ích lợi bảo vệ các phế quản.

Một số điều cần biết về bệnh giãn phế quản

Hy vọng rằng với những thông tin trên đây, bạn đã hiểu hơn về căn bệnh giãn phế quản nguy hiểm này. Nhớ nhé, khi bạn bị ho dai dẳng, khó thở, mệt mỏi hơn bình thường,..Đó có thể là giãn phế quản hoặc các bệnh lý đường hô hấp nào đó. Hãy nhanh chóng sắp xếp một cuộc hẹn với bác sĩ của bạn để mọi điều vẫn nằm tốt trong sự kiểm soát.

“Lưu ý: Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.”