Bệnh thủy đậu có lây sang người khác được không?

Thủy đậu là một trong những loại bệnh khá phổ biến hiện nay. Mặc dù đã có thuốc chữa trị nhưng chúng ta không thể không phòng tránh những ảnh hưởng của nó tới con người. Bệnh thủy đậu có lây sang người khác không vẫn là câu hỏi mà nhiều người vẫn chưa nắm rõ. Vậy hãy cùng tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây nhé

1. Bệnh thủy đậu có lây không?

Thủy đậu thường được mọi người biết đến với tên gọi khác là bệnh phỏng rạ, gây ra bởi một loại vi – rút có tên khoa học là Varicella Zoster (VZV). Vi-rút Varicella Zoster có tốc độ truyền nhiễm và lây lan rất cao. Chúng có thể sống được vài ngày trong vẩy thủy đậu trước khi bong ra tồn tại trong không khí.

Loại vi – rút này còn nằm trong cơ thể con người ngay cả khi khỏi bệnh. Nó cũng là nguyên nhân gây ra bệnh zôna chi người lớn.Vi – rút này xâm nhập vào niêm mạc đường hô hấp và miệng hầu, sinh sôi và gây nhiễm vi – rút huyết tiên phát. Sau đó, chúng nhân lên trong tế bào hệ thống liên võng nội mô và gây nhiễm vi – rút huyết thứ phát là lan tràn đến da và niêm mạc.

Có thể khẳng định rằng, bệnh thủy đậu có lây từ người nhiễm bệnh sang người khỏe mạnh. Trong điều kiện thích hợp, vi -rút thủy đậu sẽ lây lan và gây bệnh. Nếu không kịp thời phòng chống và ngăn ngừa, rất dễ xảy ra dịch bệnh trong cộng đồng.

bệnh thủy đậu có lây không

2. Thủy đâu lây sang người khác bằng cách nào?

Vậy bệnh thủy đậu lây qua đường nào? Hiện nay, bệnh thủy đậu thường được biết đến qua 03 con đường chính lây bệnh: đường hô hấp, lây truyền trực tiếp và lây truyền gián tiếp.

2.1 Lây truyền qua đường hô hấp

Vi – rút thủy đậu thường có trong nước bọt (hoặc dịch tiết mũi họng) của người bị thủy đậu. Khi người bệnh ho, nói chuyện hoặc hắt hơi, những giọt bắn đem theo vi – rút gây bệnh bắn ra ngoài không khí. Trong cùng bầu không khí đó, người đang chăm sóc bệnh nhân hoặc người chưa bị bệnh có thể hít chúng vào và bị nhiễm vi rút.

2.2 Lây truyền trực tiếp

Bên cạnh chứa một lượng lớn vi – rút trong nước bọt, chúng còn nằm ở những nốt mụn nước và vùng da nhiễm bệnh của con người. Khi tiếp xúc trực tiếp với chúng, vi – rút sẽ từ đó lây qua người chưa bị bệnh. Chính vì vậy, cần hạn chế tối đa tiếp xúc trực tiếp vào những chỗ này của người bệnh.

2.3 Lây truyền gián tiếp

Vì khả năng sống trong không khí của vi – rút thủy đậu khá lâu nên chúng vẫn có nguy cơ lây bệnh ngoài môi trường. Chúng thường bám vào đồ dùng cá nhân, đồ chơi,.. của người bệnh. Trong khoảng thời gian đó, nếu tiếp xúc với những đồ này, chúng ta cũng rất dễ bị lây bệnh.

3. Những đối tượng nào dễ bị lây bệnh thủy đậu?

Thủy đậu là căn bệnh truyền nhiễm, vì thế chúng có khả năng gây ra bệnh cho bất cứ ai chưa từng mắc bệnh. Tuy nhiên, đối tượng của bệnh thường thấy chính là trẻ nhỏ.

Bệnh thủy đậu có lây không

Ở trẻ em, hệ miễn dịch chưa hoàn thiện nên rất dễ bị tấn công bởi vi – rút thủy đậu. Chúng cũng còn quá nhỏ, chưa đủ nhận thức về phòng tránh dịch, bệnh nên rất dễ bị nhiễm bệnh từ môi trường xung quanh. Trẻ chưa được tiêm vắc-xin nhưng vẫn tham gia vào các môi trường tập thể (nhà trẻ, trường học,..). Điều này làm tăng nguy cơ lây nhiễm thủy đậu từ người khác.

Bên cạnh đó, người lớn cũng là đối tượng của bệnh thủy đậu. Người lớn thường dễ mắc bệnh thủy đậu thường thuộc một trong hai trường hợp sau đây:

  1. Người lớn chưa từng tiêm vắc-xin phòng đậu mùa và chưa từng bị thủy đậu trước đó.
  2. Người lớn đã từng tiêm vắc-xin phòng đậu mùa nhưng cơ thể không sản sinh đủ kháng nguyên phòng bệnh.

Trong một số trường hợp, bệnh thủy đậu còn gây ra biến chứng nguy hiểm:  phụ nữ đang mang thai mắc bệnh thủy đậu, bệnh nhân nhiễm HIV, người bị viêm gan B,… Đối tượng bị nhiễm bệnh thủy đậu tương đối rộng. Vì vậy, ai cũng cần phải nâng cao ý thức ngăn ngừa và phòng tránh dịch bệnh.

Phòng tránh dịch bệnh nói chung và thủy đậu nói riêng luôn được đề cao trong xã hội. Bởi lẽ, việc phòng tránh dịch, bệnh chính là cách để bảo vệ sức khỏe chính mình, gia đình và xã hội. Quầy thuốc Minh Long hi vọng bài viết trên giúp bạn có thêm nhiều kiến thức bổ ích, thiết thực.