Trẻ em là đối tượng thường mắc căn bệnh thủy đậu. Tuy nhiên, không phải vì thế mà người lớn không có nguy cơ bị thủy đậu. Vậy thủy đậu ở người lớn có cách nhận biết và điều trị khác gì so với trẻ em hay không, hãy cùng Quầy thuốc Minh Long tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé
1. Nguyên nhân gây thủy đậu ở người lớn
Thủy đậu còn được biết đến với tên gọi khác là bệnh phỏng rạ. Bệnh này thường khởi phát vào những khoảng thời gian giao mùa trong năm. Nguyên nhân trực tiếp gây ra bệnh này từ một loại vi-rút có tên khoa học là Varicella virus gây ra. Vi – rút này có khả năng lây lan rất cao. Về đặc điểm nhận dạng, Vi – rút thủy đậu có hình khối cầu, kích thước từ 150 nm đến 200 nm. Nó có thể tồn tại được vài ngày trong vảy thủy đậu, nhưng cũng rất dễ chết bởi các thuốc sát khuẩn thường dùng.
Vi – rút này gây bệnh thủy đậu cho tất cả đối tượng, trong đó có cả người lớn. Thậm chí ngay sau khi người bị thủy đậu khỏi bệnh, nó vẫn tồn tại trong cơ thể con người dưới dạng bất hoạt. Khi gặp điều kiện thuận lợi, chúng lại tái hoạt động và gây ra bệnh zôna.
2. Triệu chứng thủy đậu ở người lớn
Ở người lớn, các triệu chứng của bệnh thường giống với cả trẻ nhỏ.
- Giai đoạn ủ bệnh
Giai đoạn này được tính từ thời điểm nhiễm vi rút đến khi phát bệnh. Nó thường kéo dài trong khoảng từ 10 – 20 ngày. Người bị mắc bệnh sẽ không cảm thấy có dấu hiệu bất thường trên cơ thể mình. Chính vì vậy, rất khó để nhận biết việc mắc bệnh trong thời gian này.
- Giai đoạn phát bệnh
Đây là giai đoạn khởi phát bệnh, bệnh nhân bắt đầu có dấu hiệu của triệu chứng bệnh. Bệnh nhân sẽ cảm thấy cơ thể mệt mỏi, nhức đầu và có thể sốt nhẹ. Trên da của người bệnh bắt đầu xuất hiện những chấm đỏ li ti, đường kính chỉ vài milimet trong 24 – 48 giờ đầu. Ở một vài người còn xuất hiện cả tình trạng nổi hạch sau tai và viêm họng. Việc phát hiện ra dấu hiệu bệnh giai đoạn này để điều trị kịp thời sẽ giúp bệnh nhân nhanh chóng hồi phục.
- Giai đoạn toàn phát
Ở giai đoạn toàn phát, bệnh nhân bắt đầu xuất hiện triệu chứng sốt cao, đau đầu, chán ăn và buồn nôn. Những chấm ban đỏ trên da bắt đầu sẽ chuyển thành mụn nước có chứa dịch bên trong. Mụn nước có kích thước càng lớn thì chứng tỏ bệnh đang có dấu hiệu nhiễm trùng. Những mụn này mọc ở bất cứ đâu trên cơ thể, chủ yếu ở tay, chân, lưng, mặt gây cảm giác đau rát, rất khó chịu.
- Giai đoạn hồi phục
Sau khi trải qua giai đoạn toàn phát từ 7 – 10 ngày, bệnh nhân bước vào giai đoạn hồi phục bệnh. Các mụn nước tự khô dần và bong vảy.
3. Hướng dẫn điều trị thủy đậu cho người lớn
Việc điều trị bệnh thủy đậu ở người lớn thường tuân theo những hướng dẫn, nguyên tắc dưới đây:
- Giữ gìn và chăm sóc da sạch sẽ. Điều này giúp hạn chế tình trạng ngứa da, khó chịu tránh các hành động cào, gãi của người bệnh. Đồng thời giúp hạn chế nốt đậu lây lan ra các vùng da khác.
- Sử dụng một số loại thuốc bôi sát trùng, giảm ngứa, hạ sốt theo chỉ dẫn của bác sĩ. Nếu sử dụng thuốc quá liều lượng, có thể gây ra một số tác dụng phụ xấu cho người bệnh.
- Người bệnh nên bổ sung một số loại thực phẩm giàu vitamin C, tránh ăn thực phẩm cay nóng, có mùi tanh,.. Đặc biệt, hạn chế tối đa người bệnh tiếp xúc với người khỏe mạnh làm giảm khả năng lây lan.
- Thực hiện các biện pháp ngăn ngừa và phòng tránh dịch bệnh: vệ sinh, sát khuẩn đồ vật, vật dụng chung, đồ dùng cá nhân,…
- Người bệnh nên mặc đồ rộng rãi, thoáng, mỏng và được cách ly trong không gian thoáng, có ánh sáng mặt trời,…
Bệnh thủy đậu ở người lớn tuy ít gặp ở trẻ em nhưng nếu không điều trị kịp thời có thể để lại các biến chứng nguy hiểm như: viêm phổi, viêm não, nhiễm trùng,… Chính vì vậy, người bệnh cần thường xuyên theo dõi sức khỏe của mình để kịp thời phát hiện và điều trị kịp thời, Quầy thuốc Minh Long hi vọng những thông tin trên sẽ giúp ích cho bạn khi điều trị thủy đậu.