Cơn hen phế quản cấp tính có các dấu hiệu như thế nào

Hen phế quản cấp tính là tình trạng bệnh nguy hiểm của bệnh hen phế quản. Nếu không được kịp thời phát hiện và chữa trị, bệnh sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm. Việc nhận biết được các dấu hiệu bệnh sẽ giúp quá trình điều trị hiệu quả hơn. Hãy tìm hiểu về các dấu hiệu cơn hen phế quản cấp tính qua bài viết dưới đây

1. Hen phế quản cấp là gì?

Hen phế quản (hen suyễn) là một trong những bệnh về đường hô hấp phổ biến nhất hiện nay. Đây là tình trạng viêm mạn tính đường thở, làm tăng tình trạng co thắt, phù nề, tăng tiết đờm,… Điều này làm tắc nghẽn và hạn chế khí đi vào đường thở. Người bị bệnh hen phế quản có những biểu hiện như thở khò khè, ho, nặng ngực, khó thở,… Hen suyễn cấp tính chính là tình trang đường thở mẫn cảm trước các yếu tố của môi trường.

Hiện nay, tình trạng bệnh có xu hướng xuất hiện nhiều hơn ở trẻ nhỏ. Một trong những lý do được đưa ra là tính di truyền của bệnh. Nếu cha mẹ của đứa trẻ mắc bệnh hen phế quản thì khả năng chúng bị tình trạng hen là rất cao. Bệnh cũng chưa có thuốc điều trị dứt điểm mà chỉ giúp kiểm soát tình trạng của bệnh. Nếu không được điều trị kịp thời, người bị hen phế quản cấp tính có thể gặp các biến chứng nguy hiểm, khó lường.

hen phế quản

2. Dấu hiệu nhận biết cơn hen phế quản cấp tính

Hen phế quản cấp tính thường khởi phát một cách đột ngột và rất khó đoán trước. Cơn hen phế quản cấp tính thường đi kèm với các triệu chứng sau đây:

  • Khó thở: Bệnh nhân gặp tình trạng không thở được, không có đủ hơi để thở. Việc khó thở nhiều khiến cho người bệnh lâm vào trạng thái hốt hoảng, vã mồ hôi, chỉ nói được câu, từ ngắn,…
  • Khò khè: Khò khè là biểu hiện dễ gập nhất của hen suyễn cấp tính. Đó chính là tiếng rít thường đi kèm với nhịp thở khi người bệnh thở ra,…
  • Ho: Đây là triệu chứng xuất hiện cùng với việc khó thở, thường xảy ra vào nửa đêm về sáng hay khi người bệnh làm việc gắng sức,.. Tuy nhiên, ở một số trường hợp, bệnh nhân chỉ xuất hiện triệu chứng ho nên việc chẩn đoán cũng khó khăn hơn.
  • Nặng ngực: Người bệnh có cảm giác như có vật nặng đè lên ngực. Đây chính là một biểu hiện khác của tình trạng khó thở.
  • Viêm tiểu phế quản cấp: kèm theo sốt, ho khạc đờm.

3. Cách kiểm soát hen phế quản cấp tính

Hen phế quản cấp tính khiến cho người bệnh cảm thấy mệt mỏi, khó chịu,… Vì vậy, việc kiểm soát cơn hen là cách tốt nhất để kiểm soát tình trạng này. Để kiểm soát hen suyễn cấp tính, nên thực hiện một số điều sau đây:

hen phế quản

  1. Sử dụng thuốc phù hợp và đúng cách: Thuốc dùng trong điều trị hen phế quản cấp thường là dạng thuốc đường hít. Bệnh nhân đưa thuốc trực tiếp vào đường hô hấp và bơm xịt thuốc vào. Loại thuốc này làm giảm tình trạng khó thở ngay trong 2-5 phút. Bệnh nhân nên dùng thuốc này ngay sau khi xuất hiện triệu chứng để có thể cắt cơn hen;
  2. Người bệnh cần tránh xa, hạn chế tối đa việc tiếp xúc với các tác nhân phát cơn hen cấp như: khói thuốc, khí lạnh, hóa chất có mùi nồng gắt, làm việc gắng sức,…
  3. Thực chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt khoa học: Người bệnh cần có chế độ dinh dưỡng đủ chất, đủ lượng. Đồng thời nên rèn luyện thể dục thể thao vừa sức để cải thiện chức năng đường hô hấp, tăng cường hệ miễn dịch,… Bệnh nhân cũng nên nghỉ ngơi điều độ, có tâm lý thoải mái để an tâm điều trị bệnh;
  4. Bệnh nhân cần giữ môi trường sạch sẽ, tránh khói bụi, lông thú,…
  5. Thường xuyên theo dõi diễn biến tình trạng bệnh để kịp thời đến gặp bác sĩ kịp thời khi có dấu hiệu nặng hơn,…

Tình trạng hen phế quản cấp tính ngày càng xuất hiện nhiều ở người bệnh hen phế quản. Người bệnh không nên chủ quan trước những dấu hiệu này của bệnh mà phải thường xuyên theo dõi và đến gặp bác sĩ khi cần thiết để không xảy ra những biến chứng nguy hiểm như: nhiễm khuẩn hô hấp, biến dạng lồng ngực, tràn khí màng phổi,… Quầy thuốc Minh Long hi vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích.