Đậu mùa khỉ là căn bệnh kiếm gặp nhưng vẫn có khả năng lây lan rất cao. Tại một số nước trên thế giới và Việt Nam đã xuất hiện những ca đậu mùa khỉ đầu tiên. Rất nhiều người còn chưa biết rõ đây là căn bệnh gì và có nguy hiểm không. Hãy cùng tìm hiểu về căn bệnh đậu mùa khỉ và cách phòng tránh bệnh qua bài viết dưới đây
1. Đậu mùa khỉ là gì?
Đậu mùa khỉ là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do vi-rút đậu mùa khỉ gây ra. Đây là một loại vi-rút có họ hàng với vi-rút đậu mùa – là căn bệnh đã từng gây ra dịch bệnh trên thế giới và được xóa sổ vào những năm 1980.
Đậu mùa khỉ được phát hiện lần đầu tiên trên loài khỉ, thường ở các vùng rừng mưa nhiệt đới Trung Phi và Tây Phi. Đất nước đầu tiên ghi nhận ca mắc đậu mùa khỉ là Congo năm 1970, và dần dần lan sang các nước châu Phi: Benin, Cameroon, Liberia, Nigeria,… Cho đến những năm gần đây, đậu mùa khỉ tiếp tục lan dần sang các nước châu Âu và châu Á, trong đó có Việt Nam.
1.1 Triệu chứng đậu mùa khỉ
Theo WTO, đậu mùa khỉ sau khi xâm nhập vào cơ thể con người sẽ ủ bệnh trong vòng 6-13 ngày, thậm chí từ 5-21 ngày. Sau đó, các triệu chứng bệnh xuất hiện. Nhiều dấu hiệu giống với bệnh đậu mùa: sốt, nhức đầu, ớn lạnh, nổi mủ,…
Đậu mùa khỉ chia làm 02 giai đoạn bệnh:
- Giai đoạn vi-rút xâm nhập: Người bệnh sẽ cảm thấy bị sốt, nhức đầu dữ dội, sưng hạch bạch huyết, đau cơ,… Những biểu hiện bệnh ban đầu khá giống bệnh sởi, thủy đậu, đậu mùa. Giai đoạn này kéo dài từ 0-5 ngày.
- Giai đoạn phát ban trên da: Kể từ ngày bị sốt, cơ thể người bệnh nổi phát ban, tập trung nhiều ở mặt, tứ chi. Người bệnh sẽ cảm thấy rát da, sau đó ngứa ở các nốt mụn nổi và mụn nước. Khi khỏi bệnh, các vết thương sẽ bị đóng vảy, bong ra và khỏi dần.
1.2 Đậu mùa khỉ lây qua con đường nào
Nguồn lây chính của chủng đậu mùa khỉ là động vật gặm nhấm. Tuy nhiên, con người vẫn có thể bị lây bệnh qua những con đường sau đây:
- Virus đậu mùa khỉ xâm nhập vào cơ thể qua các tổn thương của động vật mang virus.
- Người ăn thịt chưa nấu chín kỹ và sử dụng các sản phẩm từ động vật bị nhiễm bệnh.
- Có tiếp xúc trực tiếp với người bệnh hoặc chạm vào giường, quần áo bị ô nhiễm, qua giọt bắn đường hô hấp, tiếp xúc với các vết thương trên da người bệnh,…
2. Đậu mùa khỉ có nguy hiểm không?
Giống như các căn bệnh truyền nhiễm khác, đậu mùa khỉ có thể gây ra những biến chứng rất nguy hiểm tới sức khỏe con người nếu không điều trị kịp thời. Người mắc bệnh đậu mùa khỉ có thể gặp các biến chứng như:
- Viêm phế quản phổi;
- Nhiễm trùng huyết;
- Viêm mô não, viêm não;
- Nhiễm trùng giác mạc, lớp ngoài trong của mắt, có thể dẫn đến mất thị lực,…
- Nhiễm trùng thứ cấp
Đối với các bà mẹ mang thai, đứa con trong bệnh rất có thể gặp các biến chứng nguy hiểm, bị đậu mùa khỉ bẩm sinh, thậm chí là lưu thai. Trẻ em mắc bệnh đậu mùa khỉ có các triệu chứng nghiêm trọng và tỷ lệ tử vong cao hơn người lớn. Theo CDC Hoa Kỳ, cứ 10 trường hợp thì có 1 người của bệnh đậu mùa khỉ nặng sẽ dẫn đến tử vong.
3. Cách phòng tránh đậu mùa khỉ
Để phòng tranh đậu mùa khỉ, mọi người nên thực hiện những điều sau đây:
- Thực hiện tiêm vắc-xin đậu mùa, đặc biệt cho trẻ nhỏ và những người ở nơi có nguy cơ lây nhiễm cao;
- Vệ sinh sạch sẽ nơi ở, vệ sinh cá nhân, rửa tay bằng xà phòng,..
- Tránh tiếp xúc với các loài động vật gặm nhấm có nguy cơ gây bệnh;
- Hạn chế tiếp xúc đông người ở những nơi có thể lay nhiễm bệnh;
- Tránh tiếp xúc với đồ vật của người bị bệnh,…
Hiện nay, đậu mùa khỉ được đánh giá là căn bệnh tiềm ẩn những rủi ro lớn trên thế giới sau đại dịch Covid-19. Với những gì mà bệnh đậu mùa đã gây cho toàn nhân loại, con người không thể chủ quan trước căn bệnh này. Chính vì vậy, việc phòng ngừa, ngăn chặn đậu mùa khỉ là điều vô cùng quan trọng. Quầy thuốc Minh Long hi vọng mỗi người chúng ta có đầy đủ các kiến thức về căn bệnh này. Tự phòng tránh bệnh cho chính bản thân cũng là cách bảo vệ sức khỏe gia đình, xã hội.