Nguyên nhân gây đột quỵ và cách phòng tránh bệnh

Mỗi năm, thế giới có khoảng 6,5 triệu người tử vong do đột quỵ. Con số này đưa đột quỵ trở thành một trong ba căn bệnh phổ biến nhất trên thế giới. Vậy nguyên nhân gây đột quỵ là gì, có phòng tránh được loại bệnh này không? Cùng Quầy thuốc Minh Long tìm hiểu qua bài viết dưới đây

1. Nguyên nhân gây bệnh đột quỵ

Nguyên nhân gây bệnh đột quỵ chủ yếu đến từ các yếu tố nguy cơ có thể kiểm soát được (yếu tố bệnh lý) và yếu tố không kiểm soát được (yếu tố không đổi).

1.1 Yếu tố không thay đổi 

Các yếu tố không đổi bao gồm: tuổi tác, giới tính và tiền sử gia đình.

  •  Tuổi tác: Ai cũng có nguy cơ bị đột quỵ. Tuy nhiên, người già sẽ có nguy cơ đột quỵ cao hơn. Kể từ sau tuổi 55, cứ mỗi 10 năm, nguy cơ bị đột quỵ lại tăng lên gấp đôi.
  • Giới tính: Nam giới có nguy cơ bị đột quỵ cao hơn nữ giới.
  • Tiền sử gia đình: Người có người thân trong gia đình từng bị đột quỵ có nguy cơ bị đột quỵ cao hơn người bình thường.

Ngoài ra, yếu tố chủng tộc cũng là một trong những yêu tố nguy cơ cao gây bệnh. Theo một nghiên cứu, những người Mỹ gốc Phi thường có nguy cơ mắc đột quỵ gần gấp đôi so với người da trắng.

benh-dot-quy

1.2 Yếu tố bệnh lý 

Nếu bị mắc các loại bệnh lý này, nguy cơ đột quỵ của bạn sẽ cao hơn những người bình thường khác. Cụ thể:

  • Tiền sử đột quỵ: Người có tiền sử bị đột quỵ có nguy cơ cao bị đột quỵ lần tiếp theo;
  • Đái tháo đường, bệnh tim mạch: Người mắc các bệnh lý này có khả năng bị đột quỵ cao hơn người bình thường;
  • Cao huyết áp: Cao huyết áp gây gia tăng sức ép lên thành động mạch, lâu dần khiến thành động mạch bị tổn thương dẫn đến xuất huyết não;
  • Mỡ máu, thừa cân, béo phì: Cholesterol cao có thể tích tụ trên thành động mạch, tạo thành vật cản gây tắc nghẽn mạch máu não. Người bị thừa cân béo phì có thể dẫn đến nhiều bệnh như cao huyết áp, mỡ máu, tim mạch làm tăng nguy cơ bị đột quỵ;
  • Sử dụng thuốc lá, các chất kích thích;
  • Lối sống không lành mạnh: Ăn uống không điều độ, không cần bằng đầy đủ các loại dưỡng chất; lười vận động,…

2. Các dấu hiệu và biến chứng đột quỵ thường gặp

2.1 Dấu hiệu cảnh báo

Một số dấu hiệu cảnh báo đột quỵ thường thấy là:

  • Cơ thể mệt mỏi, tê cứng mặt hoặc một nửa mặt, nụ cười bị méo mó;
  • Cử động khó hoặc không thể cử động chân tay, tê liệt một bên cơ thể. Đặc biệt là không thể nâng hai cánh tay lên cùng một lúc;
  • Hoa mắt, chóng mặt, mất thăng bằng đột ngột;
  • Giảm thị lực, mắt bị mờ và nhìn không rõ;
  • Đau đầu đến đột ngột và dữ dội;
  • Khó khăn trong nói chuyện, phát âm;…

Tùy thuộc vào thể trạng mà từng người sẽ gặp những dấu hiệu bệnh khác nhau.

2.2 Biến chứng đột quỵ

Sau khi qua khỏi cơn đột quỵ, người bệnh có thể bị một số di chứng như:

  • Liệt vận động: có khoảng 90% người bị liệt vận động (liệt nửa người, liệt tay chân, liệt mặt, liệt các dây thần kinh sọ não, tê bì cảm giác nửa người) sau đột quỵ. Bệnh nhân liệt nằm lâu ngày có thể gặp một số biến chứng nguy hiểm như: cứng khớp, loét các điểm tì đè, viêm đường tiết niệu, viêm phổi, huyết khối tĩnh mạch sâu,… thậm chí tử vong;
  • Rối loạn ngôn ngữ, suy giảm nhận thức;
  • Rối loạn cảm xúc, rối loạn tiểu tiện;
  • Trầm cảm;…

biến chứng đột quỵ

3. Phòng tránh bệnh đột quỵ như thế nào?

Để phòng tránh bệnh đột quỵ, mọi người và đặc biệt là những người có nguy cơ cao cần lưu ý những điều sau:

3.1 Chế độ dinh dưỡng

Chế độ dinh dưỡng nhằm phòng tránh bệnh đột quỵ là một chế độ lành mạnh, có kiểm soát các chất khi đưa vào cơ thể. Mọi người cần cắt giảm những thứ không có lợi cho sức khỏe như: đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh, đồ ăn khó tiêu hóa, đồ ăn hoặc uống có chứa chất kích thích, … Thay vào đó, nên ăn nhiều rau củ, quả, các loại hạt, ngũ cốc,… Nên ưu tiên các nguồn protein ít chất béo và giảm hàm lượng natri trong mỗi khẩu phần ăn.

3.2 Chế độ sinh hoạt

Chế độ sinh hoạt góp phần quan trọng trong việc phòng ngừa đột quỵ.

Mỗi người cần xây dựng chế độ sinh hoạt cho mình một cách khoa học, hợp lý, tập thể dục thường xuyên để tăng cường sức khỏe. Hạn chế thức đêm, tắm đêm và sử dụng các chất kích thích. Mọi người cũng cần chú ý và quan tâm hơn đến sức khỏe của chính bản thân mình. Nên đi thăm khám sức khỏe định kỳ để kịp thời phát hiện và điều trị bệnh,…

Không ai là không có nguy cơ mắc đột quỵ. Vì vậy, chủ động nhận biết và phòng ngừa bệnh sẽ giúp bạn và gia đình giảm nguy cơ mắc đột quỵ.