Phân biệt bệnh cảm cúm và bệnh cảm lạnh ở trẻ

Bệnh cảm cúm và bệnh cảm lạnh ở trẻ là hai bệnh khác nhau, thế nhưng đa số mọi người đều không biết điều đó và nghĩ 2 bệnh này là một vào mùa đông. Chúng khác nhau về nguyên nhân gây bệnh và cũng như mức độ nhưng biểu hiện lại khá giống nhau. Cùng Quầy Thuốc Minh Long phân biệt bệnh cảm cúm và bệnh cảm lạnh ở trẻ để giúp bạn việc điều trị diễn ra nhanh chóng hơn nhé.

Phân biệt bệnh cảm cúm và bệnh cảm lạnh ở trẻ

Bệnh cảm cúm là gì?

Bệnh cảm cúm là một loại bệnh lý đường hô hấp có thể mắc phải bất cứ lúc nào trong năm. Bệnh cảm cúm xuất hiện theo mùa và nhiều ở các thời điểm giao mùa. Bệnh cảm cúm do vi rút bệnh cảm cúm A, B và C gây ra, trong đó hai loại phổ biến nhất là bệnh cảm cúm A và B.

Bệnh cảm lạnh thông thường là gì?

Bệnh cảm lạnh thông thường là một loại bệnh do virus gây ra nhiễm trùng đường hô hấp. Có thể bị cảm lạnh bất kỳ lúc nào trong năm, nhưng bệnh cảm lạnh dễ mắc phải nhất trong những tháng mùa đông. Theo thống kê cho thấy có hơn 200 loại virus khác nhau có thể gây ra bệnh cảm lạnh thông thường. Tuy nhiên, phổ biến nhất là rhinovirus khiến mọi người bị hắt hơi và sụt sịt.

Phân biệt bệnh cảm cúm và bệnh cảm lạnh ở trẻ

Có thể thấy, bệnh cảm cúm và cảm lạnh ở trẻ là hai bệnh khác nhau về nguyên nhân và mức độ nặng – nhẹ. Để có thể phân biệt hai loại bệnh này, cha mẹ hãy lưu ý một số vấn đề sau đây:

Nguyên nhân gây bệnh

Bệnh cảm cúm: lây truyền thông qua đường hô hấp và gây ra bởi virus cúm, thường gặp nhất là hai chủng virus cúm A và B.

Bệnh cảm lạnh xảy ra do nhiễm virus đường hô hấp, chủ yếu gây ra bởi virus thuộc nhóm rhinovirus. Ngoài ra, một số chủng virus khác cũng có thể gây bệnh này đó là: Virus hợp bào hô hấp, Adenovirus, metapneumovirus và virus parainfluenza,…

Theo thống kê, trẻ thường dễ bị cảm lạnh hơn cảm cúm vì nguyên nhân trên.

Biểu hiện, triệu chứng

Các triệu chứng của bệnh cảm cúm và cảm lạnh là tương đối giống nhau nhưng mức độ biểu hiện nặng nhẹ và tần suất có phần khác nhau.

Bệnh cảm cúm thường có biểu hiện nặng hơn bệnh cảm lạnh với các triệu chứng đặc trưng như sốt cao, ho, đau ngực, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi toàn thân.

Bệnh cảm lạnh thì lại ít gặp những triệu chứng trên của bệnh cảm cúm hoặc nếu gặp cũng sẽ nhẹ nhàng hơn, Ngược lại thì bệnh cảm lạnh thường xuất hiện triệu chứng tắc mũi, hắt hơi, chảy mũi và đau họng.

Bệnh cảm cúm và cảm lạnh đều có thể tự khỏi sau một khoảng thời gian có triệu chứng, nhưng nhìn chung để tự khỏi thì cảm cúm thời gian sẽ thường kéo dài hơn. Ngoài ra bệnh cảm lạnh thông thường sẽ không dẫn đến các vấn đề về sức khỏe nghiêm trọng. Còn cảm cúm thì ngược lại, có thể dẫn đến các biến chứng liên quan rất nghiêm trọng như viêm phế quản, viêm phổi,…

Cách điều trị bệnh cảm cúm và cảm lạnh

Mặc dù bệnh cảm cúm, cảm lạnh đều có thể tự khỏi nhưng để không gây ra tình trạng trầm trọng hơn thì cha mẹ cần có giải pháp điều trị kịp thời, đúng bệnh. Hiện nay, bệnh cảm cúm, cảm lạnh đều do virus gây ra nên chưa có thuốc điều trị đặc hiệu cho từng loại.

Với trẻ bị bệnh cảm lạnh, cha mẹ cần làm giảm nhẹ triệu chứng, cho trẻ uống nhiều nước để tránh mất nước và nghỉ ngơi nhiều để đẩy nhanh quá trình hồi phục.

Còn đối với bệnh cảm cúm, cha mẹ cần quan tâm đến việc nhanh chóng hạ sốt, giảm đau đầu, đau cơ cho trẻ.

Bên cạnh việc điều trị  khi trẻ bệnh thì cha mẹ cũng nên phòng ngừa bệnh cho trẻ bằng cách bổ sung dưỡng chất, tập thể dục cho trẻ để duy trì sức khỏe tốt, giúp trẻ chống lại các tác nhân gây bệnh. Và đây cũng là nền tảng sức khỏe giúp trẻ hồi phục nhanh hơn khi  mắc bệnh.

“Lưu ý: Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.”