Bệnh nhồi máu cơ tim thất phải là một trong những căn bệnh đặc biệt. Nếu không được chữa trị kịp thời sẽ gây nên nhiều biến chứng nghiêm trọng cho người bệnh. Đặc biệt nếu không được kịp thời chữa trị còn nguy hiểm đến tính mạng. Vậy nguyên nhân và các dấu hiệu khi mắc bệnh như nào? Hãy tìm hiểu cùng Quầy thuốc Minh Long nhé!
1. Tìm hiểu về nhồi máu cơ tim thất phải
1.1. Nhồi máu cơ tim thất phải là gì
Nhồi máu cơ tim hay còn được biết đến với nhồi máu cơ tim cấp thất phải. Khi lưu máu đến phần đến một phần bị giảm đi hoặc ngừng hoàn toàn sẽ khiến cơ tim bị tổn thương. Thường nhồi máu cơ tim thất trái sẽ phổ biến hơn nhồi máu cơ tim thất phải.
1.2. Nguyên nhân gây bệnh nhồi máu cơ tim
Vậy lý do nào gây nên nhồi máu cơ tim thất phải? Nguyên nhân chủ yếu đến từ xơ vữa động mạch. Từ đó khiến cho tim phải bị thiếu máu cục bộ, nguy hơn dẫn đến tử vong do nhồi máu cơ tim cấp tính.
Việc tâm thất phải (RV) thiếu máu cục bộ và nhồi máu đến từ sức co bóp của RV bị giảm. Do đó mà lưu lượng máy từ hệ thống tĩnh mạch đến phổi và tim bên trái bị giảm. Cho nên, điều này sẽ khiến tim phải bị tăng áp lực, tâm thu động mạch phải và tiền tải thất trái cũng bị giảm.
Hơn nữa, sự mở rộng của tâm thất phải gây cản trở chuyển động và chức năng của vách liên thất. Các triệu chứng có thể khác nhau về cường độ tùy thuộc vào vị trí của nhồi máu, từ hạ huyết áp đến suy tim. Trong thời kỳ tâm trương, sự dịch chuyển sang trái của vách ngăn cản trở sự đổ đầy của tâm thất trái và dẫn đến giảm cung lượng tim. Còn được gọi là sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các tâm thất.
1.3. Triệu chứng nhận biết bệnh nhồi máu cơ tim thất phải
Khi bị nhồi máu cơ tim, người bệnh sẽ gặp những dấu hiệu sau:
- Người bệnh có cảm thấy đau ngực, cảm giác khó thở, buồn nôn và chóng mặt. Cùng với đó, có biểu hiện tụt huyết áp
- Nhip tim bị rối loạn đến khi bị khóa hoàn toàn
- mạch ngoại biên bị phù cấp tính và tĩnh mạch bị căng giãn dạng hình nón;
- Rối loạn chức năng thất phải với các triệu chứng giãn tĩnh mạch, phổi trong và hạ huyết áp;
- Ở phần dưới cạnh ức bên trái nghe thấy thổi tâm thu. Hoặc bờ dưới ngực trái gây nên nhồi máu tạo nên tiếng tim thứ ba/thứ tư. Tuy nhiên trường hợp này hiếm xảy ra.
2. Cách điều trị nhồi máu cơ tim thất phải
Nếu người bệnh không điều trị kịp thời thì có thể gặp những biến chứng nguy hiểm. Chẳng hạn như suy thất phải, sở tim, rối loạn nhịp tim. Đặc biệt là vô cùng nguy hiểm cho tính mạng của người bệnh. Vì thế, nếu mắc bệnh, người bệnh có thể tham khảo một số cách điều trị sau đây:
- Truyền dịch: Để đánh giá và theo dõi những thay đổi về huyết động học, khoảng 500 ml dung dịch truyền được sử dụng.
- Thuốc nitrate: Đây là một loại thuốc phổ biến trong điều trị nhồi máu cơ tim. Tuy nhiên, khi sử dụng thuốc có kèm theo tác dụng phụ. Điển hình là tình trạng rối loạn chức năng tâm thất phải và giảm huyết áp hệ thống nghiêm trọng hơn. Cho nên, cần được sự đánh giá tình trạng bệnh từ bác sĩ để đạt hiệu quả từ thuốc.
- Dobutamine: Để tăng cường chức năng co bóp trong trường hợp giảm dưới mức tối ưu, có thể sử dụng các thuốc tăng co bóp. Điển hình là Dobutamine. Loại thuốc này giúp tăng cường chỉ số tim và cung lượng tâm thất phải. Ngoài ra, còn làm giảm sức cản mạch máu phổi (PVR) khi kết hợp với oxit nitric dạng hít. Điều này làm giảm bớt áp lực lên tâm thất phải và giảm hoạt động của cơ tim.
- Milrinone: Đây là một lựa chọn khác để cải thiện rối loạn chức năng tâm thất phải, nhưng việc sử dụng nó được bác sĩ cân nhắc do nguy cơ tiềm ẩn làm trầm trọng thêm tình trạng hạ huyết áp toàn thân.
- Một loại thuốc khác, Levosimendan, có thể làm tăng lực co bóp của tim bằng cách làm nhạy cảm các tế bào cơ tim với canxi nội bào mà không làm tăng nồng độ canxi, do đó cải thiện chức năng tâm thất phải.
Hy vọng bài viết Quầy thuốc Minh Long cung cấp cho quý độc giả những thông tin hữu ích về nhồi máu cơ tim thất phải.