Đau mắt đỏ là tình trạng viêm nhiễm mắt và thường do các loại vi khuẩn, virus gây ra. Căn bệnh này có thể gặp phải ở mọi lứa tuổi. Bệnh rất dễ lây lan trở thành dịch qua đường hô hấp, tiếp xúc trực tiếp hay gián tiếp thông qua vật dùng chung của người bệnh. Vậy nên nhiều người vẫn đưa ra câu hỏi ” Bị đau mắt đỏ bao lâu thì khỏi?” hay “Cách phòng tránh thế nào”. Hãy cùng Quầy Thuốc Minh Long sẽ giải đáp những câu hỏi đó ngay dưới đây nhé!
1. Bị đau mắt đỏ bao lâu thì khỏi
Đau mắt đỏ là một căn bệnh nhiễm trùng thường gặp do sự xâm nhập của các vi khuẩn, vi rút, các tác nhân từ môi trường gây gây dị ứng cho mắt. Triệu chứng của bệnh tương đối dễ nhận dạng như: mắt đỏ, mắt ra nhiều ghèn, bị sưng cộm, đau, ngứa. Thông thường, đau mắt đỏ thường bị cả 2 mắt bởi nếu ban đầu chỉ bị một mắt thì cũng dễ dàng lây sang mắt thứ 2 trong thời gian ngăn.
Thông thường, thời gian ủ bệnh của đau mắt đỏ là khoảng 1 tuần. Tùy thuộc vào mức độ của bệnh cũng như nguyên nhân sinh ra bệnh mà quá trình điều trị bệnh có thể kéo dài từ vài ngày hoặc lâu hơn là vài tuần. Để quá trình điều trị bệnh được diễn ra nhanh chóng hơn bạn có thể bổ sung các thực phẩm giàu vitamin A tốt cho mắt.
2. Bị đau mắt đỏ có tự khỏi được không?
Rất ít trường hợp cho thấy rằng bệnh đau mắt đỏ có thể tự khỏi mà không cần đến điều trị. Đau mắt đỏ có thể tự khỏi nếu nguyên nhân do virus. Tuy nhiên, đau mắt đỏ do virus thường đi kèm với nhiễm khuẩn (do cách vệ sinh, chăm sóc không tốt). Vậy nên, nếu gặp một trong các dấu hiệu trên, bạn nên đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Điều trị muộn hoặc điều trị không dứt điểm có gây ra hậu quả nghiêm trọng như loét giác mạc hoặc thậm chí là mù lòa.
Đau mắt đỏ bao lâu thì khỏi? Thông thường bệnh sẽ khỏi hẳn sau khoảng từ 7 đến 10 ngày điều trị nếu điều trị sớm, đúng, tuân thủ chỉ định của bác sĩ. Nếu áp dụng thêm các phương pháp khoa học thì bệnh có thể khỏi trước thời gian này.
3. Làm thế nào để đau mắt đỏ nhanh khỏi?
Tuy là một căn bệnh khá phổ biến nhưng chắc hẳn nhiều người còn chưa biết cách khiến đau mắt đỏ có thể nhanh khỏi hơn. Để bệnh tình nhanh khỏi, bạn cần:
Nguyên nhân khiến người bệnh bị đau mắt đỏ
- Để biết được đau mắt đỏ bao lâu khỏi việc đầu tiên bạn cần làm là tìm ra nguyên nhân gây bệnh. Như đã nói ở trên, bệnh có thể được hình thành do vi rút, vi khuẩn, hay do dị ứng và mỗi nguyên nhân khác nhau thì thời gian khỏi bệnh cũng khác nhau.
- Để xác định nguyên nhân gây ra bệnh bạn nên đến các cơ sở y tế để thực hiện một số kiểm tra cần thiết và cho ra kết quả chính xác nhất.
Cách điều trị khi bị đau mắt đỏ
Điều trị đúng cách cũng là yếu tố quan trọng để bệnh tình cải thiện tốt hơn. Bạn cần phải vệ sinh mắt thường xuyên và lựa chọn đúng loại thuốc phù hợp với tình trạng mắt hiện tại. Ngoài ra bạn còn phải tuân thủ những lưu ý sau:
-
Trong trường hợp có sử dụng thêm các loại thuốc kháng sinh, không nên tùy tiện mua thuốc, cần tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ.
-
Tuyệt đối không sử dụng các loại lens, kính áp tròng trong khi đau mắt đỏ, điều này có thể sẽ làm tổn thương đến lớp niêm mạc bảo vệ mắt, kéo dài quá trình điều trị bệnh.
-
Hạn chế tiếp xúc, hoạt động lại những nơi chứa nhiều bụi bẩn, hóa chất. Đây là những tác nhân chính gây kích ứng cho mắt. Nếu đến những địa điểm trên hãy mang theo kính để tránh kích ứng.
-
Ánh sáng xanh từ màn hình điện thoại hay máy tính cũng ảnh hưởng không nhỏ đến mắt của bạn. Thế nên, trong quá trình điều trị bệnh, bạn nên hạn chế tiếp xúc với màn hình điện thoại, máy tính.
-
Để việc điều trị được hiệu quả hơn, bạn nên tạo cho mình một thói quen sinh hoạt ăn uống hợp lý. Đặc biệt, nên ăn các loại thực phẩm giàu vitamin A tốt cho mắt.
-
Hạn chế đưa tay lên dụi mắt, điều này sẽ khiến mắt của bạn gặp tổn thương. Ngoài ra, sau khi dụi mắt nên rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng.
Cách phòng tránh nguy cơ nhiễm đau mắt đỏ
Đối với các loại bệnh lý kể cả đau mắt đỏ thì phòng bệnh hơn chữa bệnh cũng là phương châm đúng đắn. Để hạn chế nguy cơ đau mắt đỏ, bạn cần:
-
Sử dụng nước sạch trong sinh hoạt, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, tuyệt đối không đưa tay lên dụi mắt. Không sử dụng chung các đồ dùng sinh hoạt liên quan đến mắt như: khăn mặt, thuốc nhỏ mắt, kính,…
-
Nên vệ sinh sạch sẽ mắt bằng thuốc nhỏ bắt và mũi họng bằng nước muối sinh lý.
-
Hạn chế tiếp xúc với người mắc đau mắt đỏ hoặc nghi ngờ mắc.
-
Đặc biệt, khi bị đau mắt đỏ, người bệnh nên được cách ly trong phòng riêng, không tiếp xúc với người khác, tránh lây lan bệnh.
Bị đau mắt đỏ bao lâu thì khỏi còn phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: nguyên nhân gây ra bệnh, quá trình chăm sóc, điều trị như thế nào,… Mặc dù đau mắt đỏ là loại bệnh khá phổ biến, nhưng bạn cũng cần phải cẩn thận trong quá trình điều trị, tránh gây các biến chứng nặng hơn.
“Lưu ý: Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.”