Bạch cầu là thành phần vô cùng quan trọng có nhiệm vụ tăng cường sức đề kháng của cơ thể, chống lại các tác nhân gây bệnh, đặc biệt là các bệnh về nhiễm khuẩn, nhiễm ký sinh trùng, nhiễm độc… Hãy cùng Quầy Thuốc Minh Long chúng tôi đi tìm hiểu rõ bạch cầu là gì hay bệnh lý này có ảnh hưởng như thế nào với sức khỏe nhé!
1. Bệnh bạch cầu là bệnh gì?
Bệnh bạch cầu chính là một dạng tên gọi khác của ung thư máu. Chúng gồm có tủy xương và cả hệ hạch bạch huyết. Nguyên nhân của loại bệnh lý này là sự sản sinh các tế bào bạch cầu bất thường từ tủy xương. Bệnh bạch cầu có nhiều loại khác nhau, trong đó sẽ có một số loại rất phổ biến ở các bệnh nhân nhỏ tuổi. Một số dạng bệnh bạch cầu khác thì thường gặp hơn đối với những người cao tuổi.
2. Những triệu chứng và dấu hiệu để nhận biết bệnh bạch cầu
Bệnh bạch cầu có nhiều dạng khác nhau, vì vậy những triệu chứng mà chúng có cũng sẽ không giống nhau. Một số trường hợp bệnh nhân sẽ không có dấu hiệu nhận biết nào đặc biệt ở trong thời điểm đầu phát bệnh. Đến khi có biểu hiện của bệnh thì thường sẽ có những triệu chứng nhận biết như sau:
-
Bị sốt hoặc cơ thể bị ớn lạnh.
-
Cơ thể luôn trong trạng thái mệt mỏi.
-
Bệnh nhân có thể sẽ mắc phải một số bệnh nhiễm khuẩn.
-
Cân nặng giảm bất thường.
-
Bị sưng hạch bạch huyết, lá gan hoặc lá lách có kích thước to hơn bình thường.
-
Dễ bị chảy máu cam và cơ thể cũng dễ bị bầm tím hơn.
-
Một vài đốm nhỏ có thể xuất hiện ở trên da (dấu hiệu này còn được gọi là bị xuất huyết ở bên dưới da).
-
Cơ thể đổ nhiều mồ hôi hơn (nhất là vào ban đêm).
-
Bị đau nhức xương khớp hoặc xương có thể trở nên yếu hơn.
Tuy nhiên, những triệu chứng trên thường không đặc hiệu và dễ nhầm lẫn với các bệnh lý nhiễm khuẩn khác. Vì vậy, mọi người cần phải lưu ý, theo dõi sức khỏe để nhận biết các triệu chứng này một cách rõ ràng hơn để phát hiện bệnh được sớm hơn.
2. Phân loại các dạng bệnh
2.1. Phân loại dựa vào tốc độ tiến triển của bệnh
-
Bạch cầu cấp tính: Với dạng này các tế bào máu bất thường sẽ xuất hiện bên trong cơ thể. Những tế bào này thường phân chia với tốc độ rất nhanh và chúng không thể thực hiện được những chức năng thông thường vốn có. Điều này sẽ làm cho tình trạng bệnh trở nặng một cách nhanh hơn. Bạch cầu cấp tính cần phải được tham gia vào quá trình điều trị tích cực và đúng lúc.
-
Bạch cầu mạn tính: Dạng bệnh lý này sẽ có sự liên quan đến những tế bào máu trưởng thành. Các tế bào này sẽ tiến hành sao chép hoặc tích lũy một cách khá chậm. Trong một thời gian ngắn, những tế bào này sẽ hoạt động như các tế bào bình thường khác. Đó cũng là lý do vì sao những bệnh nhân bị bạch cầu mạn tính thường sẽ không có triệu chứng quá sớm nên không được điều trị trong nhiều năm liền.
2.2. Phân loại dựa trên sự tổn thương của tế bào
-
Bạch cầu Lympho: Dạng bệnh này có thể làm ảnh hưởng đến các tế bào bạch huyết – đây là những tế bào có khả năng tạo ra hạch bạch huyết hoặc các mô bạch huyết. Những mô bạch huyết với chức năng chính là tạo nên một hệ thống miễn dịch.
-
Bạch cầu tủy: Đối với dạng này, bệnh có có ảnh hưởng trực tiếp đến những tế bào tủy (đây là những tế bào có thể tạo ra được các tế bào hồng cầu, bạch cầu và tham gia vào quá trình sản xuất tiểu cầu).
Tuỳ loại tế bào bị ung thư mà bệnh có những biểu hiện hoặc diễn biến khác nhau. Một vài loại là do quá trình tăng sinh diễn ra quá mức, còn một số trường hợp thì lại có quá ít.
2.3. Những loại bệnh bạch cầu thường gặp
-
Bạch cầu Lympho (ALL): Thường gặp hơn ở các bệnh nhân nhỏ tuổi, tuy nhiên một số trường hợp cũng gặp ở người lớn.
-
Bạch cầu cấp dòng tủy (AML): Một dạng bạch cầu phổ biến nhất có thể gặp ở cả người lớn lẫn trẻ em. Tuy nhiên, chứng bệnh này thường phổ biến hơn ở người lớn.
-
Bạch cầu mạn Lympho (CLL): Bệnh mãn tính thường gặp ở người lớn. Người bị mắc chứng bệnh này có thể cảm thấy sức khỏe khá hơn sau khoảng vài năm mà không cần phải trải qua điều trị.
-
Bạch cầu mạn tủy (CML): Ảnh hưởng đến sức khỏe của người trường thành. Những người bị dạng bạch cầu này thường ít hoặc không có triệu chứng nào để nhận diện trong thời gian dài (trước thời kỳ các tế bào bạch cầu tăng lên một cách nhanh chóng).
-
Một số dạng bệnh bạch cầu hiếm gặp hơn như bạch cầu tế bào lông hoặc hội chứng bị loạn sinh tủy.
3. Những nguyên nhân gây bệnh phổ biến
Những yếu tố có nguy cơ và tỷ lệ gây bệnh cao gồm:
-
Đã từng điều trị ung thư: Một số trường hợp đã từng hóa trị và xạ trị ung thư, đây cũng có thể là nguyên nhân làm gia tăng tỷ lệ bị bệnh.
-
Bị rối loạn di truyền: Sự bất thường di truyền có vai trò quan trọng đối với bệnh bạch cầu ví dụ như bệnh Down.
-
Tiếp xúc với các loại hóa chất như Benzen ở trong xăng cũng có thể làm tăng tỷ lệ bị mắc bệnh.
-
Hút thuốc là cũng làm tăng nguy cơ khiến bạn bị mắc chứng bệnh bạch cầu tủy cấp tính.
-
Trong gia đình có người bị bệnh này cũng sẽ làm gia tăng nguy cơ thế hệ sau bị mắc bệnh.
“Lưu ý: Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.”