Thời tiết chuyển mùa dễ làm cho trẻ mắc các bệnh về đường hô hấp trong đó có bệnh ho gà. Tuy nhiên nhiều bậc phụ huynh không biết cách chăm sóc bệnh ho gà ở trẻ em cũng như là không phân biệt được giữa ho gà và ho thường nên thường đưa con đến các cơ sở y tế khi tình trạng bệnh đã trở nặng. Vậy hãy theo dõi bài viết dưới đây của Quầy Thuốc Minh Long để biết thêm thông tin nhé!
1. Bệnh ho gà ở trẻ em là gì?
Ho là một bệnh truyền nhiễm gây ra bởi vi khuẩn Bordetella pertussis xâm nhập vào đường hô hấp. Bệnh có thể lây qua đường hô hấp thông qua tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết ở họng, niêm mạc mũi của người bệnh khi hắt hơi, ho. Chính vì vậy, bệnh ho gà ở trẻ em rất dễ lây lan khi ở cùng một không gian như trường học, nhà ở…
Bệnh ho gà ở trẻ em có thể kéo dài từ vài tuần đến vài tháng. Giai đoạn đầu, bệnh thường có triệu chứng giống với cảm lạnh thông thường như hắt hơi, sổ mũi, ho, sốt nhẹ…nên cha mẹ rất dễ nhầm lẫn.
Sau khoảng 1 – 2 tuần, triệu chứng bệnh ho gà ở trẻ em sẽ bắt đầu nặng hơn. Đặc biệt ở trẻ sơ sinh, ho gà có thể gây khó thở và dẫn đến tử vong.
2. Triệu chứng bệnh ho gà ở trẻ em
Bệnh ho gà ở trẻ em không có triệu chứng rõ ràng nên các bác sĩ rất khó để chẩn đoán chính xác. Tuy nhiên, nếu nhận thấy tiếng ho của trẻ hổn hển để cố hít không khí vào bên trong cha mẹ cần lưu ý vì rất có thể đây là biểu hiện của bệnh ho gà. Nguyên nhân là do toàn bộ không khí trong phổi bị hắt ra ở những con ho trước đó.
Ngoài ra, khi mới mắc bệnh ho gà ở trẻ có dấu hiệu giống với cảm lạnh thông thường như: hắt hơi, ho nhẹ, sốt nhẹ dưới 39 độ, tiêu chảy, chảy nước mũi. Sau khoảng 7 – 10 ngày cơn ho sẽ ngày càng nghiêm trọng hơn. Ho gà gây ra những cơn ho khan, không có đờm, có thể kéo dài đến 1 phút và có thể khiến mặt trẻ bị đỏ tía. Tuy nhiên, không phải tất cả trẻ nào bị ho gà cũng gặp phải hiện tượng này.
Đặc biệt, ho gà ở trẻ sơ sinh có thể khiến trẻ có những cơn ngừng thở hẳn. Giữa các cơn ho, trẻ vẫn có thể sinh hoạt bình thường. Ngoài ra, trong giai đoạn kịch phát ho gà còn có thể gây ra các triệu chứng như chảy máu cam, bầm tím quanh mi mắt dưới, xuất huyết kết mạc mắt…
3. Bệnh ho gà có thể điều trị tại nhà được không?
Tùy vào từng mức độ bệnh cụ thể mà sẽ có những phương pháp điều trị bệnh ho gà cụ thể. Trường hợp trẻ bị ho gà dạng nhẹ, cơn ho ít, ngắn, trẻ vẫn ăn uống bình thường, không bị tím mặt khi ho cha mẹ có thể chăm sóc bé tại nhà. Tuy nhiên, nếu các triệu chứng trở nên trầm trọng hơn, cần đưa bé đến cơ sở y tế để được theo dõi và điều trị kịp thời nhất để tránh các biến chứng nguy hiểm của bệnh ho gà.
Ngoài ra, để việc điều trị ho gà ở trẻ em hiệu quả cha mẹ cũng cần thực hiện những biện pháp sau:
- Không để trẻ tiếp xúc với khói bụi, thuốc lá.
- Để trẻ nghỉ ngơi yên tĩnh, tránh bị kích thích.
- Nếu trẻ vẫn đang bú mẹ để bé bú bình thường.
- Đối với trẻ đang ở giai đoạn ăn dặm và trẻ lớn cho trẻ ăn những thức ăn lỏng, dễ tiêu hóa, ăn từng ít một và chia làm nhiều bữa nhỏ trong ngày.
- Chú ý vệ sinh thân thể và vệ sinh mũi miệng cho trẻ.
- Sau mỗi cơn ho dùng khăn mềm sạch thấm nước muối ấm để vệ sinh miệng.
- Cách ly trẻ với những trẻ khác để tránh lây bệnh.
- Đưa trẻ đến cơ sở y tế uy tín để tiêm phòng vắc xin ho gà.
4. Những đối tượng dễ bị ho gà nhất
Trẻ sơ sinh là đối tượng dễ bị mắc ho gà nhất. Phần lớn những trường hợp tử vong do ho gà xảy ra ở trẻ dưới 6 tháng tuổi do chưa đủ tuổi để tiêm vắc xin ho gà.
Đối với trẻ dưới 18 tháng tuổi, cha mẹ cần theo dõi sát sao vì trẻ rất dễ bị ngưng thở do ảnh hưởng của cơn ho. Nếu bệnh chuyển nặng cần đưa người bệnh đến cơ sở y tế uy tín để được điều trị đúng cách.
Đối với trẻ chưa được tiêm phòng, bạn cần đảm bảo cách ly trẻ khỏi những người đang bị ho gà để tránh bị lây nhiễm.
5. Biện pháp phòng bệnh ho gà ở trẻ em
- Để phòng tránh bệnh ho gà ở trẻ nhỏ cách tốt nhất là tiêm phòng vác xin ho gà. Phương pháp này có thể mang lại hiệu quả phòng tránh bệnh lên đến 90%.
- Ngoài ra, khi thấy trẻ có nguy cơ nhiễm bệnh cha mẹ cũng cần cách ly, không để trẻ tiếp xúc với những trẻ khác nhất là những bé chưa được tiêm phòng.
- Nếu gia đình có người bị ho gà cần điều trị dứt điểm hoàn toàn để tránh lây lan sang các thành viên khác.
- Khi tiếp xúc với người bệnh cần đeo khẩu trang y tế, vệ sinh tay trước và sau tiếp xúc với người bệnh cũng như các dụng cụ- chất tiết của trẻ bệnh
- Đặc biệt, cần đi khám và tuân thủ đúng theo sự chỉ dẫn của bác sĩ để điều trị đạt hiệu quả tốt nhất.
Tóm lại, bệnh ho gà rất dễ lây nhiễm ở trẻ em, các bậc cha mẹ cần trang bị những kiến thức cần thiết trên để có thể chăm sóc cho con và kịp thời chữa trị tránh hậu quả không đáng có.
“Lưu ý: Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.”