Bị say nắng cần phải làm gì?

Do chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu khiến thời tiết càng trở nên khắc nghiệt hơn. Đặc biệt là thời gian hè khi mà nhiệt độ nắng nóng kéo dài lên đến hơn 40 độ. Từ đó gây ra hiện tượng say nắng phổ biến hơn. Tuy nhiên, say nắng kéo dài lâu gây ra nguy hiểm. Vậy khi bị say nắng cần làm gì? Hãy cùng Quầy thuốc Minh Long tìm hiểu nhé!

1. Say nắng và Nguyên nhân

Dưới thời tiết oi bức mùa hè, nếu ở dưới ánh nắng gắt có thể dẫn đến say nắng. Vậy say nắng là gì? Nguyên nhân do đâu dẫn đến say nắng. 

1.1. Say nắng là gì?

Khi cơ thể thể quá nóng, dẫn đến say nắng. Hiện tượng này thường xảy ra là do tiếp xúc lâu với nhiệt độ cao hoặc hoạt động thể chất trong đó. Mùa phổ biến nhất của căn bệnh này là mùa hè. Tại thời điểm này, cơ thể bị mất nước và nhiệt độ dao động. Khi nhiệt độ cơ thể của một người không được điều chỉnh theo nhiệt độ của môi trường, điều này sẽ xảy ra. Hiện tượng thân nhiệt tăng cao gây tăng tiết mồ hôi. Nó sẽ ảnh hưởng đến tim, dây thần kinh và hệ hô hấp nếu bạn không tự cung cấp đủ nước cho mình. Say nắng kéo dài không được phát hiện kịp thời cũng có thể dẫn đến tử vong.

Bị say nắng cần phải làm gì?

2. Nguyên nhân dẫn đến say nắng

Một số nguyên nhân gây say nắng có thể kể đến như: 

  • Say nắng có thể là kết quả của việc tiếp xúc lâu với ánh nắng quá lâu. Đặc biệt khi vùng gáy bị chiếu ắng trực tiếp. 
  • Sức nóng từ mặt trời có thể gây căng thẳng cho cơ thể.

Một số nguyên nhân khác, bao gồm những nguyên nhân sau, có thể gây ra nhiệt:

  • Các yếu tố nội tiết, béo phì hoặc các yếu tố khác gây ra.
  • Trang phục quá dày, không thấm nước, không thoát nhiệt. 
  • Không uống đủ nước trong ngày, đặc biệt trong lúc thời tiết nắng nóng.
  • Người già hoặc những người làm việc chủ yếu ở bên ngoài là hai trong số những nhóm dễ bị nhất.

2. Cách xử lý khi bị say nắng

Việc say nắng kéo dài quá lâu có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng. Vậy nếu gặp trường hợp bị say nắng nên xử lý như nào? Chúng ta cần phòng tránh như nào?

2.1. Triệu chứng khi bị say nắng:

Dưới đây là một số dấu hiệu điển hình khi bị say nắng:

  • Các triệu chứng bao gồm chóng mặt, miệng khô và da đỏ, nóng.
  • Nếu nhiệt độ cơ thể tăng lên có thể gây ra khó thở, nhịp tim nhanh và nhịp thở nhanh.
  • Một số triệu chứng nghiêm trọng hơn như: mệt mỏi, đau đầu, tê bì chân tay, ngất xỉu và thậm chí lâu dần dẫn đến tử vong.

Những dấu hiệu này giúp phát hiện sớm, nhờ đó có thể bảo vệ sức khỏe của bạn. 

2.3. Cách xử lý khi có dấu hiệu bị say nắng:

Những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe có thể xảy ra do say nắng kéo dài quá lâu. Dưới đây là một số biện pháp xử lý kịp thời có thể tham khảo

  • Gọi trợ giúp y tế ngay lập tức. Trong lúc chờ, chúng ta có thể thực hiện một số cách sơ cứu như sau: Chuyển nạn nhân đến nơi thoáng mát và có thể cởi bỏ bớt quần áo để hạ nhiệt. Bên cạnh đó, chườm lạnh co người bị say nắng, đặc biệt là gần động mạch chính, chẳng hạn như ở cổ, bẹn hoặc nách. Có thể bù điện giải bằng cách pha nước muối sinh lý hoặc oresol.
  • Chuyển bệnh nhân càng sớm càng tốt đến cơ sở y tế gần nhất là rất quan trọng nếu bệnh nhân có các triệu chứng sốt không hạ, bao gồm đau bụng và khó thở. Bệnh nhận cần được liên tục được chườm mát trong khi di chuyển.
  • Ngoài ra, chúng ta cũng cần có những biện pháp để hạn chế việc bị say nắng. Một số cách có thể kể đến như: tránh dành quá nhiều thời gian dưới ánh nắng mặt trời. Khi trời trở nên oi bức hơn, hãy uống nhiều nước. Bên cạnh đó, cần đảm bảo không gian làm việc thoáng mát. Nếu công việc phải làm ngoài trời cần có thêm đồ bảo hộ. 
Bị say nắng cần phải làm gì?

Kết luận:

Say nắng là hiện tượng thường xuyên xảy ra khi thời tiết nắng nóng. Để bảo vệ sức khỏe của bạn, hãy tìm hiểu nguyên nhân, dấu hiệu và triệu chứng của say nắng. Ngoài ra, có thể xác định các triệu chứng say nắng và có hành động phòng ngừa kịp thời.