Biểu hiện tay chân miệng nhẹ

Biểu hiện chính của bệnh tay chân miệng ở trẻ em là tổn thương da, niêm mạc tại các vị trí: niêm mạc miệng, trong lòng bàn tay, lòng bàn chân,…Các biểu hiện tay chân miệng này có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm và dẫn đến tử vong nếu không được chữa trị kịp thời. 

Biểu hiện tay chân miệng mức độ nhẹ

Bệnh tay chân miệng ở trẻ tiến triển theo từng giai đoạn khác nhau, từ nhẹ đến nặng. Các biểu hiện tay chân miệng ở mức độ nhẹ thường ít xuất hiện các triệu chứng hoặc triệu chứng không rõ ràng khiến người bệnh khó có thể phát hiện ra.

Giai đoạn ủ bệnh

Giai đoạn này kéo dài từ 3 – 6 ngày sau khi trẻ bị nhiễm virus. Trong giai đoạn này, các triệu chứng bệnh chưa biểu hiện ra bên ngoài cơ thể. Trẻ vẫn sinh hoạt bình thường.

Giai đoạn khởi phát

Giai đoạn này kéo dài 1-2 ngày sau khi ủ bệnh. Biểu hiện tay chân miệng trong giai đoạn này là sốt nhẹ, đau họng sổ mũi, cơ thể mệt mỏi. Các triệu chứng này khiến các bậc cha mẹ rất dễ nhầm lẫn với bệnh cảm cúm thông thường. Tuy nhiên, một số trường hợp bị tiêu chảy hoặc có hạch ở cổ hoặc hàm dưới.

Ngoài ra, một số trẻ có biểu hiện viêm loét miệng, xuất hiện các nốt phồng, mụn nước trong miệng hoặc chân tay, đầu gối, mông,…Điều này khiến trẻ bị đau và biếng ăn, quấy khóc. Các trường hợp này đang chuyển sang mức độ nặng

Cách điều trị các biểu hiện tay chân miệng mức độ nhẹ 

Nếu các biểu hiện tay chân miệng ở thể nhẹ, chỉ bị mụn nước hoặc loét miệng thì cha mẹ có thể theo dõi sức khỏe của bé và điều trị theo một số cách sau:

Nên

  • Sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn như Ibuprofen hay thuốc xịt gây tê ở miệng hoặc cho trẻ uống Paracetamol khi sốt trên 38ºC với liều 10 – 15 mg/kg cân nặng mỗi 4 – 6 giờ.
  • Sử dụng kem chống ngứa, chẳng hạn như calamine, có thể giúp giảm bớt khó chịu khi phát ban. Các thương tổn ngoài da của trẻ do phát ban, bỏng nước có thể bôi các dung dịch sát khuẩn để tránh bội nhiễm.
  • Vệ sinh miệng cho trẻ bị tay chân miệng bằng dung dịch sát khuẩn, súc miệng bằng nước muối loãng.
  • Tắm rửa vệ sinh nhẹ nhàng cho bé hằng ngày bằng nước sạch để tránh bị tình trạng nhiễm khuẩn.
  • Cho trẻ uống nhiều nước mát và thức ăn dễ tiêu hóa, mềm, lỏng.
  • Cách ly trẻ bị bệnh tay chân miệng với các trẻ khác trong nhà.
  • Hạn chế cho trẻ gãi vì có thể làm vỡ mụn nước có thể gây nhiễm trùng và có thể gây ra nhiều nguy hiểm cho trẻ.

Không nên

  • Không sử dụng Aspirin để giảm đau cho trẻ em vì nó có thể gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng.
  • Kháng sinh sẽ không có tác dụng nên đừng tự ý sử dụng thuốc cảm cho bé.
  • Không sát trùng bằng chanh hay muối vì có thể sẽ làm trẻ đau và xót, tổn thương da và để lại sẹo.

Phòng tránh bệnh tay chân miệng đúng cách như thế nào? 

Hiện tại, vẫn chưa có vắc-xin phòng chống dịch chân tay miệng nên cần đảm bảo các nguyên tắc phòng bệnh tay chân miệng như sau:
  • Vệ sinh cá nhân cho trẻ và người chăm trẻ, đặc biệt là khi cho trẻ ăn và sau khi thay tã.
  • Không để trẻ ngậm tay hoặc đưa đồ chơi lên miệng.
  • Cho trẻ ăn chín, uống chín. Không ăn chung thìa bát.
  • Vệ sinh đồ đạc, quần áo, phòng bằng dung dich  Cloramin B 2%
  • Khi thấy trẻ bị sốt và xuất hiện nốt phỏng hoặc mụn nước ở lòng bàn tay, lòng bàn chân hoặc niêm mạc miệng, cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để được khám và điều trị.
  • Khi phát hiện biểu hiện tay chân miệng, không nên cho trẻ tiếp xúc với trẻ khác ít nhất 7 ngày. Thu gom xử lý phân của trẻ bằng Cloramin B, vôi bột hoặc tro bếp.
  • Tránh làm vỡ các nốt phỏng của trẻ.

Trên đây là một số biểu hiện tay chân miệng thể nhẹ và cách phòng tránh và điều trị khi xảy ra. Hy vọng bài viết trên có thể cung cấp các kiến thức tổng quan đối với các biểu hiện tay chân miệng ở trẻ.

Lưu ý: Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể