Tiêu chảy là một bệnh phổ biến ở mọi lứa tuổi, đặc biệt khi thời tiết nắng nóng. Tuy đây là căn bệnh thường gặp, tuy nhiên, với mỗi mức độ bệnh sẽ có ảnh hưởng khác nhau đến cuộc sống người bệnh. Vậy nên hãy cùng Quầy thuốc Minh Long tìm hiểu các mức độ khi bị tiêu chảy nhé!
1. Tiêu chảy và nguyên nhân gây bệnh
Tiêu chảy là đi ngoài hơn 3 lần một ngày với phân lỏng hoặc toàn nước. Một số dấu hiệu của tiêu chảy bao gồm đầy hơi, buồn nôn, co thắt dạ dày và đau. Điều này là do sự thiếu vệ sinh và an toàn thực phẩm. Hoặc là bệnh nhân bị nhiễm vi khuẩn, đường ruột chứa ký sinh trùng hoặc virus Rota. Ngoài ra, do dùng kháng sinh kéo dài hoặc không tiêu thụ được đường Lactose, tác dụng phụ của thuốc, xạ trị cũng gây tiêu chảy.
2. Phân loại tiêu chảy:
Căn cứ vào tình trạng và thời gian mắc bệnh có thể chia tiêu chảy thành các cấp độ như sau:
2.1. Tiêu chảy cấp tính:
Tiêu chảy cấp tính xảy ra khi bệnh kéo dài hơn một tuần. Mỗi ngày đi đại tiện nhiều hơn 3 lần. Bệnh thường bắt gặp chủ yếu ở trẻ em từ 2 tuổi đến 10 tuổi. Nguyên nhân là do người bệnh ăn phải thực phẩm bị nhiễm khuẩn. Trong đó, tác nhân chính gây bệnh là Rotavirus khiến cho bệnh trở nặng và kéo dài. Bên cạnh đó, tình trạng kéo dài bệnh gây ảnh hưởng cuộc sống và tính mạng của người bệnh.
2.2. Tiêu chảy mãn tính:
Tiêu chảy mãn tính có thể gây cản trở nhiều sinh hoạt người bệnh khi thời gian bệnh kéo dài 2-4 tuần. Đặc biệt, với bệnh nhân có thể trạng yếu, tiêu chảy mãn tính là mối đe dọa lớn đến tính mạng của người bệnh.
2.3. Tiêu chảy thẩm thấu
Trong quá trình bị bệnh, nếu bị mất chất điện giải, chất dinh dưỡng nhiều có thể dẫn đến mức độ thẩm thấu. Ở mức độ này, khối lượng phân khoảng 250ml đến 1l/ngày. Do không hấp thụ được các chất dinh dưỡng đơn thuần khiến gặp dấu hiệu trướng bụng, khó tiêu hơn ỉa chảy. Bệnh sẽ dưng lại khi người bệnh dùng tiêu thụ những loại thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng.
2.4. Tiêu chảy xuất tiết
Đây là tình trạng bệnh diễn ra khi quá trình chuyền tải ion trong các tế bào biểu mô ruột bị rối loạn. Từ đó làm giảm hấp thụ chất dinh dưỡng, tăng bài tiết. Để dừng bệnh ở mức độ này, người bệnh cần phải sử dụng đến điều trị y tế.
3. Biểu hiện khi bị tiêu chảy
Do vi khuẩn xâm nhập vào tế bào ruột non và gây tiêu chảy nên trẻ thường có các biểu hiện sau:
- Phân lỏng, nhiều nước và thường xuyên. Phân có mùi chua hoặc nhớt, thậm chí còn có máu.
- Nếu bị mất nước nhiều sẽ có biểu hiện khát nước, khô miệng và môi. Ngoài ra, tay chân lạnh, nhịp thở nhanh, da kém đàn hồi.
- Ngoài ra, còn một số biểu hiện như mệt mỏi, chuột rủ, sôi bụng.
Nếu các dấu hiệu kéo dài có thể dẫn đến các biến chứng như liệt ruột cơ năng, chướng bụng. Do mất nước và kali quá nhiều. Hơn thế nữa, nếu cơ thể mất đi lượng nước lớn, cơ thể suy yếu gây ra hôn mê, suy kiệt, tổn thương não, thậm chí là tử vong. Vậy nên, nếu tình trạng bệnh kéo dài quá lâu hoặc tiêu chảy ra máu cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để chữa trọ kịp thời.
4. Cách xử lý khi bị tiêu chảy:
4.1. Các phương pháp trị khi bị tiêu chảy tại nhà
Vì khi vi khuẩn xâm nhập, cơ thể không hấp thụ được đường Lactose. Điều này làm tăng áp suất thẩm thấu trong lòng ruột gây mất nước. Vì vậy, việc bù nước cho bệnh nhân khi bị tiêu chảy là vô cùng cần thiết. Cùng với đó, có thể dùng Oresol để hỗ trợ bù điện giải. Cùng với đó, người bệnh nên sử dụng gói oresol đúng tiêu chuẩn quy định. Điều này sẽ giúp giảm 20% nôn mửa, giảm 30% tốc độ truyền tĩnh mạch và giảm 30% lượng bài tiết qua phân. Bên cạnh đó, bù kẽm còn giúp niêm mạc ruột lành nhanh hơn và tăng cường hệ miễn dịch.
Ngoài ra, người bệnh có thể sử dụng men vi sinh để giúp tăng cường tiêu hóa và nên tránh một số thực phẩm không nên ăn khi bị tiêu chảy. Nhờ đó sẽ giúp người bệnh phục hồi và sớm khỏi bệnh. Nếu bệnh không dấu hiệu thuyên giảm cần đưa đến ngay đến bác sĩ để tránh tình huống không tốt xảy ra.
4.2. Cách phòng bệnh tiêu chảy:
Bệnh tiêu chảy tuy là một bệnh thông thường nhưng cũng rất dễ lây lan. Từ đó mà gây ảnh hưởng cuộc sống người bệnh Vì thế cần phòng tránh tiêu chảy bằng cách như sau:
- Đảm bảo không gian sống sạch sẽ, chăm sóc vệ sinh cá nhân.
- Sử dụng thực phẩm an toàn, tránh ăn thức ăn ôi thiu, mất vệ sinh.
- Sử dụng nguồn nước sạch trong sinh hoạt.
- Bảo vệ nguồn nước sạch, tránh ô nhiễm.
Hy vọng bài viết quầy thuốc Minh Long sẽ giúp quý độc giả có thêm kiến thức hữu ích. Thông qua mức độ và biểu hiện khi bị bệnh, bệnh nhân có thể biết được phương thức chữa bệnh kịp thời để đảm bảo cuộc sống sinh hoạt thường này. Hơn thế nữa, tránh để bệnh gây nguy hiểm đến sức khỏe bản thân.