Nhồi máu cơ tim là tình trạng bệnh lý nguy hiểm của con người. Nó thường xảy ra đột ngột nên việc không thể chữa trị kịp thời là điều có thể xảy ra. Khi gặp một người lên cơ bị nhồi máu cơ tim, những người xung quanh cần sơ cứu cho họ. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cấp cứu nhồi máu cơ tim cho đúng cách. Cùng Quầy thuốc Minh Long tìm hiểu về vấn đề này qua bài viết dưới đây
1. Các dấu hiệu cảnh báo bệnh nhồi máu cơ tim
Dấu hiệu của bệnh nhồi máu cơ tim thường gặp gồm:
- Đau ngực: Đau ngực là dấu hiệu cảnh báo bệnh rõ nhất. Cơn đau ngực thường ở giữa xương ức và kéo dài trong một vài phút. Triệu chứng này thể xuất hiện rồi hết đi và lại đau lại. Nó có thể xuất hiện ở các vị trí khác như ở sau lưng, trên cổ, trên hàm hoặc vùng dưới dạ dày. Khó thở thường xuất hiện đi kèm với cơn đau ngực;
- Ngoài cơn đau ngực, người bệnh có thể gặp các triệu chứng: Khó thở; đổ mồ hôi; buồn nôn, nôn ói; lo lắng; ho; chóng mặt; tim đập nhanh. Trong một số trường hợp, người bệnh có thể không trải qua các triệu chứng như mô tả ở trên mà chỉ cảm thấy hơi mệt hoặc chỉ cảm thấy khó chịu vùng thượng vị;…
- Có các triệu chứng về huyết áp: tăng hoặc tụt huyết áp;
- Có thể bị ngất hoặc đột tử;
Nếu xuất hiện các dấu hiệu điển hình trên, người có triệu chứng này cần đến ngay bệnh viện có trung tâm tim mạch can thiệp gần nhất để kịp thời được khám và điều trị.
2. Hướng dẫn sơ cứu, cấp cứu người bị nhồi máu cơ tim
2.1 Sơ cứu tại chỗ
Khi bắt gặp một người đang có dấu hiệu hoặc lên cơn nhồi máu cơ tim, cần thực hiện theo trình tự sau đây:
- Bình tĩnh đặt bệnh nhân ngồi hoặc nằm chỗ thông thoáng. Thắt lưng, quần áo của bệnh nhân cần nới lỏng để lưu thông máu tốt hơn.
- Tìm hỗ trợ của người xung quanh, gọi số cấp cứu 115 hoặc số điện thoại khẩn cấp của bệnh viện gần nhất. Nếu không thể chờ xe cấp cứu đến, hãy chủ động thuê taxi hoặc tự mình chở bệnh nhân đến bệnh viện.
- Nếu bệnh nhân ngưng tim thì thực hiện sơ cứu ép tim ngoài lồng ngực. Ép tim ngoài lồng ngực cần được tiến hành càng sớm càng tốt vì cứ mỗi 1 phút chậm trễ thì người bệnh mất đi 10% cơ hội được cứu sống.
- Người thực hiện quỳ gối gần người bệnh, chồng 2 tay lên và ép lực mạnh vào vùng trước tim rồi nới lỏng tay. Thực hiện động tác lặp lại 60 lần/phút để thúc đẩy co bóp tim.
- Nếu người bệnh khó thở, ngất xỉu cần thực hiện cấp cứu hô hấp nhân tạo. Người bệnh kê cao đầu, tư thế hơi ngửa ra sau. Người sơ cứu dùng tay bịt mũi người bệnh, dùng miệng thổi hơi vào miệng bệnh nhân. Lặp lại nhiều lần cho đến khi người bệnh lấy lại nhịp thở bình thường.
2.2 Cấp cứu nhồi máu cơ tim
Khi bệnh nhân được đưa đến bệnh viện, các triệu chứng của nhồi máu cơ tim sẽ được bác sĩ chẩn đoán bằng điện tâm đồ (ECG).
Điện tâm đồ (ECG) một phương pháp giúp xác nhận chẩn đoán, được tiến hành ngay sau khi bệnh nhân được đưa đến bệnh viện. Nó giúp ghi lại hoạt động điện của tim và hoạt động co bóp của tim. Đây là một cuộc kiểm tra nhanh chóng và không xâm lấn. Khoảng mười điện cực được đặt trên bệnh nhân (thân, mắt cá chân, cổ tay) sau đó một dấu vết của hoạt động điện tim xuất hiện trên một dải giấy.
Sau đó, người bệnh được thực hiện các xét nghiệm bổ sung khác được sử dụng để xác định chẩn đoán trong những trường hợp khó nhất và chỉ định tiên lượng: khám sinh học, siêu âm tim hoặc chụp mạch vành.
Người bện có thể được áp dụng các phương pháp điều trị khẩn cấp, gồm khơi thông động mạch vành có liên quan. Sự can thiệp cần diễn ra nhanh chóng trong vòng 6 giờ kể từ khi xuất hiện triệu chứng, tốt nhất là trong giờ đầu của thiếu máu cục bộ. Việc này sẽ làm giảm tỷ lệ tử vong và các biến chứng.
Các phương án áp dụng khi thực hiện kĩ thuật tái tưới máu là tiêu huyết khối qua đường tĩnh mạch (IV), tạo hình động mạch vành, bắc cầu mạch vành. Tuy nhiên, việc áp dụng kĩ thuật này cần dựa vào một số thông số (tuổi, tình trạng sức khỏe).