Đái tháo đường: nên ăn gì và không nên ăn gì?

Đái tháo đường là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ ba. Tuy nhiên căn bệnh nguy hiểm này hoàn toàn có thể kiểm soát được nhờ chế độ ăn uống cân đối và lành mạnh. Vậy bạn đã biết bệnh đái tháo đường nên ăn gì và không nên ăn dì chưa? Hãy cùng Quầy Thuốc Minh Long tìm hiểu nhé!

I. Người già bị tiểu đường nên ăn gì?

Chế độ ăn đóng vai trò quan trọng trong kiểm soát đường huyết, có thể làm giảm nồng độ HbA1C từ 1% – 1,9% đối với người bệnh đái tháo đường tuýt 1 và 0,3% – 2% đối với người bệnh đái tháo đường tuýp 2.

Dinh dưỡng là một chế độ ăn uống lành mạnh và cân bằng giúp cơ thể nhận được các khoáng chất, vitamin và các chất cần thiết. Chất dinh dưỡng có trong thực phẩm bao gồm: carbohydrate, chất béo, protein, vitamin, khoáng chất và nước.

1. Thực phẩm cung cấp tinh bột

Ở người bênh đái tháo đường, việc cắt bỏ hoàn toàn tinh bột trong chế độ ăn là một sai lầm, bởi chúng đóng vai trò rất quan trọng nhằm cung cấp năng lượng cho các tế bào làm việc.

Người bệnh vẫn ăn uống đầy đủ 4 nhóm chất: chất bột đường, chất béo, chất đạm, vitamin và khoáng chất nhưng nhóm bột đường khi ăn hạn chế, chỉ một lượng nhất định (cỡ nắm tay) trong bữa ăn.

Người lớn tuổi bị tiểu đường nên ăn tinh bột có chỉ số đường huyết thấp, giàu chất xơ và ít calo như: khoai lang, gạo lứt, bắp, củ từ, đậu hà lan, đậu lăng, ngũ cốc nguyên cám…

Người bệnh nên sử dụng các loại carbohydrate phức hợp dưới dạng các hạt và khoai củ với lượng vừa đủ. Tỉ lệ năng lượng do carbohydrate cung cấp nên đạt 50% – 60% tổng số năng lượng khẩu phần.

2. Thực phẩm cung cấp chất xơ

Đái tháo đường: nên ăn gì và không nên ăn gì?

Các loại rau xanh như: bông cải xanh, cải thìa, rau bina, cải xoăn, rau mùi, rau diếp, cần tây chứa nhiều chất xơ, vitamin và khoáng chất, đồng thời có ít calo và tinh bột. Bí đỏ non chứa chất chống oxy hóa và chất xơ có thể giúp ổn định đường huyết. Các loại rau giàu chất xơ như cà rốt, củ cải đường, bơ, cải brussels.

3. Thực phẩm cung cấp chất béo

Tỷ lệ năng lượng do chất béo nên là 25% tổng số năng lượng khẩu phần và không nên vượt quá 30%. Người lớn tuổi bị tiểu đường nên sử dụng chất béo không bão hòa giúp giảm cholesterol trong máu, giảm nguy cơ bị bệnh tim mạch, giảm độc tố từ axit béo tự do trong cơ thể, hỗ trợ các mô thần kinh và hormone, kiểm soát tình trạng viêm khớp, giúp cơ thể hấp thụ các vitamin như A, D, E, K.

Các loại thực phẩm có chứa chất béo không bão hòa bao gồm: các loại hạt như hạnh nhân, óc chó, hạt điều, đậu hà lan, đậu phộng, đậu nành, mè, hạt hướng dương, trái bơ, quả hạch, cá thu, cá hồi, cá trích, cá mòi…

4. Thực phẩm cung cấp chất đạm

Lượng protein nên đạt 0,8g/kg/ngày, năng lượng do protein nên đạt 15%-20% năng lượng khẩu phần.

5. Uống đủ nước

Cung cấp đủ nước 40mL/kg cân nặng/ngày.

II. Người cao tuổi bị tiểu đường kiêng ăn gì?

Dưới đây là quy tắc giúp người già bị bệnh tiểu đường có thể tránh được những thực phẩm không tốt cho sức khỏe:

  • Giữ chất béo ở mức tối thiểu, tránh xa chất béo chuyển hóa và chất béo bão hòa: bơ thực vật, đồ chiên xào nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh, sữa nguyên kem, phô mai, kem bánh quy giòn, mỡ động vật, dầu dừa, dầu cọ, bơ ca cao…
  • Hạn chế muối: dưới 2 gam muối mỗi ngày, hạn chế các thực phẩm đóng gói hoặc chế biến sẵn, các loại thịt muối và rau muối luôn chứa nhiều muối, hạn chế dùng các nước chấm khi ăn…
  • Ăn ít chất bột đường: Không ăn các loại đường đơn và các loại thức ăn có hàm lượng đường cao (bánh, kẹo, nước ngọt…). Giảm gạo, mì, ngô, khoai, không nên ăn miến.
  • Không uống rượu bia, đồ uống có cồn chứa nhiều calo và đường.

Đái tháo đường: nên ăn gì và không nên ăn gì?

III. 5 sai lầm thường gặp trong chế độ dinh dưỡng cho người già bị tiểu đường

Dưới đây là 5 sai lầm thường gặp trong chế độ dinh dưỡng cho người lớn tuổi bị tiểu đường:

  • Kiêng tuyệt đối tinh bột, trái cây ngọt: Tinh bột hay đường có trong thực phẩm tự nhiên đóng vai trò quan trọng cho cơ thể, cung cấp năng lượng cho cơ thể hoạt động. Vì vậy, người bệnh tiểu đường không nên cắt giảm hoàn toàn tinh bột ra khỏi chế độ ăn.
  • Ăn nhiều thịt đỏ: nhiều người có quan niệm ăn càng nhiều thịt đỏ càng tốt cho cơ thể. Dù thịt đỏ có tăng cường hệ miễn dịch nhưng nếu ăn quá nhiều gây tăng cholesterol trong máu, nguy cơ cao bị bệnh tim mạch.
  • Chế độ ăn bỏ chất béo: chất béo có vai trò dự trữ và cung cấp năng lượng cho cơ thể, giúp hấp thụ một số vitamin tan trong dầu. Do vậy, người bệnh tiểu đường không nên cắt hoàn toàn chất béo mà chuyển sang chất béo không bão hòa.
  • Hiểu sai về đường: đường (glucose) được chứa dưới nhiều dạng, nhiều người thường có suy nghĩ đường chỉ có ở thực phẩm có vị ngọt nhưng thật ra đường còn có nhiều ở các thực phẩm khác như: cơm, bánh mì, lúa mạch, khoai, đậu, snack, mì, miến, củ cải, tương ớt, tương cà, sốt đóng hộp…

IV. Một số thực đơn tham khảo cho người cao tuổi bị đái tháo đường

Thực đơn ăn một ngày dành cho người lớn tuổi bị tiểu đường không nên quá khắt khe, có thể linh động thay thế các thực phẩm tương tự. Chế độ ăn dựa trên nguyên tắc bổ sung tinh bột ít calo, giàu chất xơ, protein từ thực vật hoặc động vật, ăn nhiều rau xanh, bổ sung chất béo tốt…

Dưới đây là ý tưởng về thực đơn 1 ngày cho người lớn tuổi bị tiểu đường:

  • Bữa sáng phở bò: 100gram bánh phở, 40 gram thịt bò, 100gram rau cải xanh luộc, hành lá, rau thơm.
  • Ăn nhẹ: 200ml sữa không đường
  • Bữa trưa: Cơm, đậu luộc, chả lá lốt, cải xanh luộc, trái cây (2 chén cơm lưng tầm 100gram, 50gram thịt nạc, 60gram đậu phụ, 1 thìa dầu ăn 5ml, 200gram rau cải xanh.
  • Buổi tối: Cơm, cá trắm rán, thịt băm, rau muống luộc, quả chín (2 chén cơm lưng, 120gram cá trắm, 30gram thịt băm, 5ml dầu ăn, 150gram rau muống.

Bệnh tiểu đường hoàn toàn có thể kiểm soát được nếu bạn có đầy đủ kiến thức và biết được mình phải làm gì. Ngoài việc lên cho mình danh sách bệnh tiểu đường nên ăn gì, bạn cũng nên đến các trung tâm y tế để kiểm tra định kỳ, từ đó có phương pháp điều trị phù hợp với từng giai đoạn tiến triển của bệnh.

“Lưu ý: Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.”