Dấu hiệu bệnh tay chân miệng ở người lớn

Bệnh tay chân miệng do virus gây ra. Bệnh thường xảy ra vào mùa hè và đầu mùa thu. Hầu hết đối tượng mắc bệnh đều là trẻ nhỏ dưới 5 tuổi. Tuy nhiên người lớn hoàn toàn có thể mắc bệnh nếu không có các biện pháp phòng tránh bệnh đúng cách. Vậy dấu hiệu bệnh tay chân miệng ở người lớn như thế nào? Quầy thuốc Minh Long sẽ giúp bạn giải đáp câu hỏi trên qua bài viết dưới đây.

Bệnh tay chân miệng ở người lớn

Bệnh tay chân miệng có biểu hiện đặc trưng là sốt và xuất hiện tập trung mụn nước ở lòng bàn tay, bàn chân, loét miệng và phát ban trên khắp cơ thể. Các dấu hiệu bệnh tay chân miệng ở người lớn dễ gây biến chứng nguy hiểm hơn ở trẻ em. Nếu không được chữa trị kịp thời, bệnh có thể gây đe dọa đến tính mạng.

Ở người lớn, nhóm đối tượng dễ bị tổn thương bởi bệnh tay chân miệng nhất là nhóm phụ nữ mang thai. Phụ nữ mang thai mắc tay chân miệng có thể dẫn đến những biến chứng nặng cho thai nhi như: tăng nguy cơ sảy thai, thai chết lưu, nhiễm trùng thai nhi,…

Dấu hiệu bệnh tay chân miệng ở người lớn cần lưu ý 

Dấu hiệu bệnh tay chân miệng ở người lớn thường bắt đầu bởi triệu chứng sốt, đau họng, mệt mỏi hoặc thậm chí hôn mệ.

Sau khi bị sốt, các vết loét có thể xuất hiện và phát triển trong miệng khiến người bệnh cảm thấy đau đớn. Các vết loét này xuất hiện dưới dạng các đốm, nằm sâu trong khoang miệng. Chúng cũng có thể bị phồng rộp và trở nên đau đớn hơn nữa. Đồng thời với các vết loét hoặc một thời gian sau khi chúng xuất hiện, tình trạng phát ban và ngứa ở lòng bàn tay hoặc lòng bàn chân có thể xảy ra. Chúng có thể lan đến cả cánh tay, chân, mông, bộ phận sinh dục, bụng và lưng của người bệnh.

Dấu hiệu bệnh tay chân miệng điển hình ở người lớn bao gồm:

  • Sốt, ho
  • Sổ mũi
  • Mệt mỏi, mê man
  • Nôn mửa
  • Tiêu chảy
  • Đau họng
  • Đau nhức cơ thể
  • Chán ăn
  • Xuất hiện các nốt phồng rộp trên cơ thể
  • Loét miệng
  • Xuất hiện các vết ban ở lòng bàn tay

Bệnh tay chân miệng dễ lây lan đối với mọi lứa tuổi. Để tránh mắc các dấu hiệu bệnh tay chân miệng, việc vệ sinh cá nhân và nhà ở là chìa khóa ngăn chặn các bệnh truyền nhiễm nói chung và bệnh tay chân miệng nói riêng.

Bệnh tay chân miệng ở người trưởng thành lây lan như thế nào?

Bệnh tay chân miệng gây ra bởi một loại virus truyền nhiễm. Bệnh có thể lây truyền từ người này sang người khác thông qua dịch tiết ở mũi và họng bao gồm: Nước bọt, chất nhầy, dịch ở các vết loét trong miệng hoặc phân.

Ngoài ra, người bình thường cũng có thể tiếp xúc với virus thông qua các hoạt động như:
  • Tiếp xúc cá nhân gần gũi với người mắc bệnh
  • Hít thở không khí bị nhiễm virus do người bệnh hắt hơi hoặc ho
  • Chạm vào các đồ vật bị nhiễm virus chẳng hạn như đồ chơi của trẻ nhiễm bệnh, bàn, ghế, tay nắm cửa….
  • Tiếp xúc với nguồn nước bị nhiễm virus như uống chung nước với người bị bệnh hoặc bơi cùng bể bơi với người nhiễm virus.

Điều trị và phòng tránh các dấu hiệu bệnh tay chân miệng 

Để điều trị bệnh tay chân miệng cũng như ngăn ngừa nó lây lan, người bệnh cần được đưa đến các cơ sở y tế để các bác sĩ cung cấp những phác đồ điều trị phù hợp. Nếu có bất kỳ triệu chứng nào bất thường cần thông báo ngay cho các bác sĩ điều trị. Bệnh tay chân miệng có thể tự khỏi sau 7-10 ngày. Bệnh chưa có vắc-xin hay thuốc điều trị đặc hiệu.

Trên đây là một số dấu hiệu bệnh tay chân miệng thường gặp ở người trưởng thành. Hy vọng bài viết trên có thể cung cấp kiến thức tổng quan về bệnh tay chân miệng cho các bạn độc giả để mọi người nhận biết và chủ động phòng tránh các dấu hiệu bệnh tay chân miệng.

Lưu ý: Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.