Bệnh tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm do virus gây ra. Bệnh có 4 cấp độ khác nhau với những triệu chứng và dấu hiệu khác nhau, nhẹ nhất là cấp độ 1 và nặng nhất là cấp độ 4 với những biến chứng nguy hiểm. Vậy dấu hiệu bệnh tay chân miệng cấp độ 1 là gì? Tham khảo bài viết dưới đây
Bệnh tay chân miệng là gì?
Nguyên nhân gây bệnh
Tay chân miệng là bệnh do các chủng virus đường ruột gây ra, có thể lây trực tiếp từ người sang người. Con đường chủ yếu lây bệnh là đường tiêu hóa. Bệnh thường xảy ra khi thời tiết giao mùa, khoảng tháng 3 – 5 và tháng 9 – 12. Bệnh thường gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi.
Các cấp độ bệnh
Dấu hiệu bệnh chân tay miệng được chia thành 4 cấp độ:
- Bệnh cấp độ 1: biểu hiện chỉ có loét miệng hoặc tổn thương trên da.
- Bệnh cấp độ 2: ngoài biểu hiện như bệnh cấp độ 1 còn kèm theo một trong các đấu hiệu sau: Giật mình, sốt cao trên 39 độ C kéo dài trên 2 ngày. Nôn ói nhiều lần, quấy khóc
- Bệnh cấp độ 3 hoặc 4: Khi bệnh ở cấp độ này thường có dấu hiệu nặng, xuất hiện các biến chứng về thần kinh, tim mạch, hô hấp,…
Dấu hiệu bệnh tay chân miệng cấp độ 1
Dấu hiệu bệnh tay chân miệng cấp độ 1 là giai đoạn nhẹ nhất. Cơ thể người lúc này chỉ biểu hiện một số dấu hiệu nhẹ như: tổn thương trên da, loét miệng. Số lượng nốt mủ ít và thường không ảnh hưởng lớn tới quá trình sinh hoạt của người mắc bệnh.
Một số biểu hiện dấu hiệu bệnh chân tay miệng cấp độ 1 mà người bệnh có thể phát hiện ra là:
- Trẻ mắc bệnh ở cấp độ 1 thường có biểu hiện sốt từ 38 – 39 độ
- Người mệt mỏi, uể oải, chán ăn.
- Cơ thuể xuất hiện vài bọng nước ở các vị trí như: miệng, tay, chân và mông.
- Các nốt bọng nước khi vỡ tạo thành vết loét khiến trẻ đau, khó chịu, thường xuyên quấy khóc và bỏ ăn.
Điều trị dấu hiệu bệnh tay chân miệng cấp độ 1 như thế nào?
Điều trị các dấu hiệu bệnh chân tay miệng cấp độ 1
Trong các cấp độ bệnh, bệnh tay chân miệng cấp độ 1 được điều trị ngoại trú và tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ. Các biện pháp điều trị bệnh tay chân miệng cấp độ 1 bao gồm:
- Chế độ dinh dưỡng đầy đủ.
- Sử dụng thuốc hạ sốt Paracetamol với liều lượng 10-15mg/kg/lần uống hoặc đặt hậu môn cách mỗi 6 giờ.
- Vệ sinh cá nhân cho trẻ sạch sẽ
- Cho trẻ nghỉ ngơi nhiều, tránh hoàn toàn các kích thích.
- Không nên cho trẻ ăn các loại đồ ăn chua cay
- Đưa trẻ đến khám bác sĩ theo lịch hẹn. Thông thường khoảng từ 1-2 ngày sẽ tái khám một lần để xác định xem các dấu hiệu đã giảm chưa.
Bệnh tay chân miệng cấp độ 1 mấy ngày thì khỏi
Trong hầu hế các trường hợp, sau khi điều trị, các dấu hiệu bệnh tay chân miệng cấp độ 1 sẽ tự khỏi trong khoảng thời gian từ 7 – 10 ngày. Tuy nhiên, với những trẻ có sức đề khasng yếu thì thời gian khỏi sẽ lâu hơn hoặc có thể sẽ trở nặng và gây biến chứng nếu ba mẹ không biết cách xử lý bệnh.
Trong trường hợp thấy trẻ xuất hiện các biểu hiện như: quấy khóc nhiều, bỏ ăn, nôn mửa hoặc sốt cao kéo dài,..cha mẹ nên đưa trẻ tới các cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.
Lưu ý: Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.