Viêm amidan là một trong những bệnh đường hô hấp phổ biến, có thể xuất hiện ở mọi đối tượng và độ tuổi. Bệnh nếu không được điều trị sớm có thể kéo theo một loạt biến chứng như viêm tai giữa, viêm thận, viêm khớp, nhiễm khuẩn huyết,… Chính vì vậy Quầy thuốc Minh Long sẽ cho bạn biết các dấu hiệu viêm amidan và cách điều trị.
I. Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm amidan
Việc nằm rõ các triệu chứng viêm amidan ở từng giai đoạn cụ thể sẽ giúp quá trình điều trị dễ dàng hơn. Các chuyên gia hô hấp cho biết, các triệu chứng viêm amidan thường được biểu hiện rất rầm rộ, dễ nhận biết. Cụ thể như sau:
1. Viêm amidan cấp tính
Điển hình với các triệu chứng như:
Dấu hiệu ở đường hô hấp
- Khối amidan sưng to, căng bóng, ửng đỏ và xung huyết.
- Cổ họng khô, nóng rát.
- Đau họng âm ỉ, đặc biệt đau nhiều khi ăn, nhai, nuốt, nói chuyện.
- Khối amidan sưng càng to càng dễ gây ra khó thở, ngủ ngáy.
- Một số trường hợp bị nặng, viêm amidan liên đới sang các cơ quan xung quanh và gây viêm phổi, viêm phế quản, viêm tai giữa, viêm thanh quản… với các triệu chứng như ho khan, ho có đờm, khàn giọng, mất tiếng…
Dấu hiệu toàn thân
- Đau nhức nhiều khiến bệnh nhân mệt mỏi, uể oải, đau đầu, chán ăn.
- Sốt cao đột ngột, kéo dài không hạ hoặc sốt đi sốt lại.
- Dễ bị táo bón, tiểu tiện ít, nước tiểu sẫm màu.
2. Viêm amidan mãn tính
Các triệu chứng viêm amidan mãn tính thường ít rầm rộ hơn giai đoạn cấp tính. Về cơ bản những biểu hiện của 2 giai đoạn này tương tự nhau, nhưng ở mức độ mãn tính còn kèm theo một vài dấu hiệu khác như:
Dấu hiệu ở đường hô hấp
- Đau rát ở một bên hoặc cả hai bên họng, gây khó nuốt, cảm giác vướng họng khi nuốt, nuốt mạnh gây đau buốt lên tai…
- Cơn đau rát họng thường rất dai dẳng trong thời gian dài, khiến giọng nói thay đổi.
- Ho khan từng cơn, nhiều nhất là vào buổi sáng sau khi ngủ dậy.
- Ngủ ngáy to, thở khò khè, chủ yếu xảy ra ở trẻ em.
- Hơi thở hôi dù đánh răng vệ sinh sạch sẽ thì mùi hôi vẫn rất khó chịu, đây là dấu hiệu của nhiễm khuẩn gây viêm amidan.
- Hạch dưới hàm sưng đau, hạch cổ to lên, khi khạc ra có nhiều nhựa trắng như bã đậu.
Dấu hiệu toàn thân
- Cơ thể đau nhức, mệt mỏi.
- Gặp khó khăn trong việc ăn uống do đau rát cổ họng, dẫn đến sợ ăn, chán ăn, sụt cân.
- Gầy yếu, suy nhược, da dẻ xanh xao do, sờ vào thấy lạnh và dễ phát sốt vào buổi chiều tối.
- Đối với trẻ em còn có thể gây nôn mửa, bụng khó chịu, chảy nhiều nước dãi…
II. Phương pháp điều trị viêm amidan hiệu quả, an toàn
Có nhiều phương pháp chữa trị viêm amidan, tùy vào nguyên nhân, mức độ viêm, triệu chứng kèm theo… mà bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp điều trị thích hợp. Có thể kể đến như:
1. Điều trị bằng thuốc
Vì viêm amidan là bệnh lý hô hấp xảy ra do viêm nhiễm nên tốt nhất hãy bắt đầu bằng điều trị thuốc, đặc biệt trong trường hợp viêm amidan cấp hoặc đợt cấp tái hồi của viêm amidan mãn tính. Một số loại thuốc trị viêm amidan như:
- Thuốc kháng sinh
- Thuốc kháng viêm, giảm sưng
- Thuốc giảm đau, hạ sốt
- Một số loại thuốc khác
Lưu ý: Dùng thuốc Tây trị viêm amidan tuy đem lại hiệu quả nhanh chóng nhưng rất dễ làm phát sinh tác dụng phụ nếu lạm dụng, dùng không đúng cách, đúng liều.
2. Cách chữa viêm amidan tại nhà
Đây là phương pháp chữa viêm amidan được nhiều người áp dụng vì cách làm đơn giản, sử dụng nguyên liệu tự nhiên vừa an toàn vừa dễ kiếm, tiết kiệm.
Quất (tắc)
- Trong loại quả này chứa hàm lượng vitamin C cao có khả năng diệt khuẩn, chống viêm hiệu quả do viêm amidan gây ra.
- Chỉ cần dùng 5 – 7 quả quất xanh, đem hấp cách thủy cùng một ít mật ong, đường phèn khoảng 20 phút. Chắt lấy phần nước cốt uống đều đặn mỗi ngày.
- Kiên trì dùng liên tục trong 3 – 5 ngày sẽ làm thuyên giảm đáng kể các triệu chứng viêm amidan.
Tỏi
- Trong tỏi chứa hàm lượng cao hoạt chất allicin có khả năng chống viêm, diệt vi khuẩn, virus rất tốt.
- Bệnh nhân viêm amidan có thể dùng tỏi để hấp cách thủy với mật ong, trộn nước cốt tỏi với mật ong hoặc nấu tỏi sôi lấy nước pha với mật ong để uống.
Muối biển
- Muốn biển có khả năng sát khuẩn, chống viêm hiệu quả, đặc biệt đem lại hiệu quả cao với những bệnh lý viêm nhiễm như viêm amidan.
- Hòa tan muối vào ly nước ấm và dùng để ngậm, súc họng.
- Thực hiện ít nhất 2 – 3 lần/ ngày và liên tục trong vài ngày để đạt hiệu quả rõ rệt.
Gừng tươi
- Trong gừng chứa nhiều hoạt chất Cineol và Gingerol có khả năng kháng viêm, chống khuẩn mạnh, giúp loại bỏ yếu tố viêm nhiễm do vi khuẩn, virus gây ra bệnh viêm amidan.
- Dùng vài lát gừng tươi hãm cùng 200ml nước sôi trong vòng 10 phút.
- Uống nước này đều đặn 2 – 3 lần/ ngày trong vòng ngày để đạt hiệu quả rõ rệt.
Rau diếp cá
- Vị chua và tính hàn của rau diếp cá có tác dụng làm tiêu viêm, kháng khuẩn và thanh nhiệt giải độc.
- Đồng thời, nhờ hàm lượng cao chất chống oxy hóa giúp làm giảm khả năng đau rát, phục hồi các tổn thương tại niêm mạc họng do viêm amidan gây ra.
- Giã nát rau diếp cá, trộn với nước vo gạo và đun sôi lên, lọc lấy nước uống 2 – 3 lần/ ngày, sau bữa ăn khoảng 1 tiếng.
3. Trị viêm amidan theo Đông y
- Bài thuốc số 1: Chuẩn bị các vị thuốc gồm: hoàng cầm, cam thảo, mã thầy, xuyên tiêu mỗi vị 4g, 14g ngưu bàng tử, 20g liên kiều và 6g bạc hà. Sắc mỗi ngày 1 thang lấy nước uống.
- Bài thuốc số 2: Chuẩn bị tăng bì, liên kiều, hoàng liên và hoàng bá mỗi vị 12g, kim ngân hoa và thạch cao mỗi vị 20g, cát cánh và xạ can mỗi loại 8g. Sắc mỗi ngày 1 thang chia làm 2 – 3 phần uống hết trong ngày.
Ích phế Chỉ khái thang – kết hợp y lý Đông y với khoa học hiện đại
- Thuốc bổ phế
- Thuốc giải độc hoàn
- Viên ngậm kha tử
Thành phần thảo dược lành tính
Một số thảo dược quý được sử dụng trong Ích phế Chỉ khái thang có thể kể đến như:
- Trần bì
- Kim ngân cành
- Huyền sâm
- Kha tử
Phù hợp với nhiều đối tượng
So với các bài thuốc Đông y khác, Ích phế Chỉ khái thang khá dễ uống, trẻ con cũng có thể uống một cách nhanh chóng. Liều dùng, cách dùng Ích phế Chỉ khái thang sẽ tùy thuộc vào tình trạng và độ tuổi người bệnh. Theo đó:
- Thuốc bổ phế: Người lớn mỗi lần uống pha 1 thìa cafe với 100ml nước sôi, sử dụng 2 lần mỗi ngày sáng/ tối sau ăn 30 phút. Trẻ nhỏ dưới 12 tuổi uống theo chỉ định bác sĩ.
- Thuốc giải độc hoàn: Người lớn pha 1 thìa cafe với 100ml nước sôi, uống 1 lần vào buổi trưa sau ăn 30 phút. Trẻ dưới 12 tuổi uống theo chỉ định bác sĩ.
- Viên ngậm kha tử: Người lớn ngày ngậm 4 viên chia sáng, trưa, chiều, tối. Trẻ nhỏ mỗi ngày 1 – 2 viên theo chỉ dẫn bác sĩ.
III. Hướng dẫn cách chăm sóc và phòng ngừa viêm amidan
Để phòng ngừa tái phát viêm amidan hiệu quả, bản thân người đã từng mắc bệnh phải chủ động thực hiện các biện pháp chăm sóc, thói quen sinh hoạt khoa học sau:
- Giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ, đặc biệt là các bộ phận tai – mũi – họng, đánh răng ít nhất 2 lần/ ngày và thường xuyên súc miệng bằng nước muối sinh lý.
- Chú ý giữ ấm cơ thể, nhất là vùng mũi họng khi thời tiết thay đổi chuyển lạnh đột ngột. Có thể mặc áo ấm, mặc thêm áo khoác, khăn quàng cổ và đeo khẩu trang khi ra ngoài.
- Tránh sử dụng chung các vật dụng đồ dùng cá nhân với người đang bị viêm amidan như bàn chải đánh răng, cốc uống nước, muỗng đũa …
- Hạn chế tối đa việc tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, nhiều khói bụi, khói thuốc lá… vì đây đều là những tác nhân hàng đầu gây ra viêm nhiễm amidan.
- Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, nhất là các loại thực phẩm giàu chất kháng viêm, chống khuẩn tự nhiên. Tránh dùng thức ăn quá lạnh hay quá nóng, thực phẩm sống, tái… chứa vi khuẩn.
- Tạo thói quen tập luyện, tăng cường rèn luyện thể chất thể dục thể thao, nâng cao sức đề kháng chống lại các tác nhân gây viêm amidan.
Viêm amidan là bệnh lý đường hô hấp dễ mắc phải nhưng lại khó trị dứt điểm. Vì vậy, đừng lơ là chủ quan mà hãy nhanh chóng đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị bằng phương pháp phù hợp, hiệu quả và an toàn, phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm.
“Lưu ý: Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.”