Một người dễ bị đau họng khi thời tiết thay đổi hoặc tiếp xúc với các tác nhân gây hại như khói bụi trong môi trường ô nhiễm. Bệnh này gây ra một số các triệu chứng như đau rát họng, ho kéo dài, sốt, đau đầu….Tình trạng đau họng dai dẳng khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi, chán chường. Vậy nguyên nhân khiến cho đau họng kéo dài chữa mãi không khỏi là gì hãy cùng Quầy thuốc Minh Long nhé!
1. Tìm hiểu về bệnh đau họng
Đau họng là tình trạng viêm nhiễm phổ biến niêm mạc họng gây đau rát cổ họng, nhất là khi ăn hoặc nuốt nước bọt.
Đau họng ở người bệnh bình thường sẽ tự khỏi sau 1 tuần và không để lại tổn thương hay di chứng gì ảnh hưởng tới sức khỏe nhưng trong một số trường hợp, đau họng kéo dài sẽ tái đi tái lại nhiều lần gây ảnh hưởng tới cuộc sống của người mắc bệnh.
Người bệnh đau họng sẽ cảm thấy khó chịu vì cổ họng luôn ở trong tình trạng đau rát và khó nuốt. Khi bị đau họng sẽ có một số triệu chứng điển hình như sau:
- Đau họng
- Sốt
- Nhức đầu
- Đau khớp và đau cơ
- Phát ban da
- Sưng hạch bạch huyết ở cổ
Trường hợp người bệnh bị viêm họng trào ngược do nguyên nhân sốt sẽ có biểu hiện như: hắt hơi, ho, sốt với nhiệt độ 38 độ C, nhức đầu nhẹ.
Đau họng không gây nguy hiểm cho tính mạng của người bệnh nhưng đau họng kéo dài sẽ ảnh hưởng tới các hoạt động thường ngày và gây khó chịu cho người bệnh nên khi bị đau họng kéo dài hãy đến khám bác sĩ để được chỉ định phương án điều trị.
2. Nguyên nhân gây đau họng kéo dài
Theo các bác sĩ chuyên khoa, bệnh nhân bị đau họng chủ yếu là do virus, nấm tấn công, thông thường tình trạng này sẽ tự khỏi hoặc chỉ cần dùng thuốc 2 – 3 ngày. Tuy nhiên nếu đau họng kéo dài tầm 3 tháng không khỏi hoặc tái phát nhiều lần sẽ do những nguyên nhân sau:
- Người bệnh đau họng chủ quan với các biểu hiện ho, đau họng, sưng họng khi ở mức độ nhẹ, khởi phát cộng với thể trạng cơ thể vốn đã yếu ớt, dễ bị tác động bởi thời tiết, đang mắc các bệnh liên quan đến đường hô hấp… sẽ khiến bệnh trở nặng thành đau họng kéo dài
- Viêm họng trào ngược dạ dày cũng là yếu tố khiến tình trạng bệnh kéo dài không thuyên giảm. Lúc này giải pháp hiệu quả nhất là uống thuốc theo sự chỉ định của bác sĩ để kiểm soát chứng trào ngược dạ dày song song với thuốc chữa viêm họng
- Do bệnh viêm xoang: Những người mắc bệnh viêm xoang cũng có khả năng bị đau họng kéo dài
- Do thói quen ho, khạc cổ làm cho các mao mạch trong họng của người bệnh bị căng lên, rách vỡ và dẫn đến niêm mạc họng tổn thương nặng, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm lấn và bệnh đau họng kéo dài, tái đi tái lại nhiều lần
- Do sức đề kháng yếu: Những người thường xuyên bị đau họng kéo dài có thể do hệ thống miễn dịch kém nên dễ bị virus, vi khuẩn tấn công, trong trường hợp này nên tích cực tăng cường sức đề kháng để hạn chế các tác nhân gây bệnh.
3. Đau họng kéo dài có nên đi khám bác sĩ?
Trường hợp người bị đau họng kéo dài kèm theo những triệu chứng sau hãy đến ngay bệnh viện để được tiến hành các xét nghiệm, tìm ra nguyên nhân gây bệnh và được chỉ định phương án điều trị kịp thời:
- Các cơn đau dữ dội xuất hiện làm ảnh hưởng đến việc ăn uống, nói chuyện hoặc ngủ nghỉ
- Người bệnh sốt cao trên 38 ̊C
- Đau dữ dội ở một bên cổ họng, cùng với các tuyến bị sưng
4. Cách điều trị và phòng tránh đau họng kéo dài
Cần áp dụng các biện pháp phòng ngừa sau để điều trị bệnh đau họng kéo dài một cách hiệu quả, ngoài việc dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ:
- Hạn chế tiếp xúc với những thứ có thể khiến cho niêm mạc họng bị tổn thương như khói bụi, nước đá, rượu bia…
- Không nên để nhiệt độ quá thấp khi nằm điều hòa, phải giữ ấm cơ thể trong mùa đông
- Hạn chế ăn nhiều đồ ăn cay nóng, nên uống nhiều nước, ăn đồ ăn nhiều dinh dưỡng, mềm
- Các bệnh lý liên quan đến đường hô hấp như viêm tai, viêm xoang, viêm miệng… cần được điều trị triệt để nhằm tránh dịch chứa vi khuẩn, virus, nấm chảy xuống khiến cho người bệnh bị đau họng kéo dài
- Phải vệ sinh miệng, mũi, họng sạch sẽ hàng ngày
- Khi phát bệnh đau họng cần điều trị kịp thời, tuy nhiên không được lạm dụng kháng sinh vì sẽ làm tăng nguy cơ tái phát bệnh.
Nhìn chung đau họng kéo dài không khỏi sẽ xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, chỉ cần người bệnh chủ động thăm khám để biết chính xác nguyên nhân gây ra tình trạng này sẽ có giải pháp điều trị dứt điểm, tránh biến chứng không mong muốn xảy ra.
“Lưu ý: Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.”