Khi giao mùa, thời tiết thất thường nhất là vào các đợt nắng nóng, sức đề kháng của trẻ bị suy yếu và trẻ rất dễ mắc phải cảm cúm. Nếu bố mẹ chủ quan và không có biện pháp xử trí kịp thời khi trẻ mắc phải thì trẻ có thể bị suy hô hấp và tử vong do virus cúm gây ra. Bài viết dưới đây Quầy thuốc Minh Long sẽ cung cấp cho các bậc cha mẹ những điều cần nên biết về bệnh cảm cúm mùa hè ở trẻ.
Hiểu về bệnh cảm cúm mùa hè ở trẻ em
- Bệnh cảm cúm là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính, do các chủng virus cúm gây nên như cúm A/H1N1, A/H5N1, A/H7N9, A/H3N2 và cúm B. Trẻ hay bị mắc bệnh cảm cúm nguyên nhân chính là do hệ miễn dịch của trẻ chưa hoàn thiện.
Bệnh lây nhiễm qua đường không khí thông qua các giọt bắn nhỏ khi ai đó bị bệnh trực tiếp nói chuyện, ho hoặc hắt hơi làm lây lan virus cho trẻ em. Bệnh cúm ở trẻ em thường tiến triển lành tính, nhưng cũng có thể gây biến chứng nặng và nguy hiểm nhất là trẻ dưới 5 tuổi do sức đề kháng kém.
Biểu hiện của bệnh cảm cúm mùa hè ở trẻ
Để phát hiện sớm bệnh cúm ở trẻ, bố mẹ nên tăng cường quan sát và chú ý đến tình trạng sức khỏe của trẻ. Một số triệu chứng thường gặp khi trẻ bị nhiễm virus cúm điển hình như hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi. Ngoài ra còn có một số triệu chứng khác kèm theo như:
- Trẻ mệt mỏi, kém ăn, trong một số trường hợp trẻ có thể bị nôn ói hoặc xuất hiện triệu chứng tiêu chảy.
- Trẻ có thể bị sốt nhẹ rồi tăng dần làm cho bé khó chịu và thường hay quấy khóc.
- Đau họng kèm theo ho với tần suất ho ngày càng tăng.
- Trẻ bị đau tai, chảy nước mắt mũi, đau cơ, mệt mỏi chân tay.
Các diễn biến điển hình thì sau từ 4-7 ngày, bệnh cảm cúm sẽ dẫn tự khỏi. Tuy nhiên một số trường hợp nặng, bệnh sẽ kéo dài, nặng hơn và có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm.
Vì vậy, bố mẹ hãy chú ý đến những triệu chứng này và đưa trẻ đưa trẻ đến bác sĩ để được khám và điều trị kịp thời, tránh các biến chứng nguy hiểm xảy ra.
Các biện pháp chăm sóc khi trẻ bị cảm cúm
Để giảm nhẹ triệu chứng và giúp trẻ nhanh chóng khỏi bệnh, bố mẹ có thể áp dụng các biện pháp chăm sóc tại nhà như sau:
- Vệ sinh đường hô hấp: bố mẹ cho bé súc miệng bằng nước muối sinh lý để làm sạch đường miệng cho con. Đối với trẻ nhỏ không tự súc miệng được, bố mẹ có thể nhỏ 1-2 giọt nước muối sinh lý vào mũi trẻ để làm sạch đường mũi – họng.
- Theo dõi nhiệt độ của trẻ: Sử dụng nhiệt kế để kiểm tra thân nhiệt của trẻ. Hạ nhiệt cơ thể cho trẻ khi bị sốt và cho trẻ uống thuốc hạ sốt. Tuy nhiên hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thuốc hạ sốt cho trẻ. Nếu trẻ sốt cao, cha mẹ nên đưa trẻ đến ngay trung tâm y tế để được hướng dẫn điều trị cho bé.
- Bổ sung nước và vitamin cho trẻ: trẻ bị cúm thường dễ mất nước, do đó cần bổ sung nước và vitamin cho trẻ bằng các đồ ăn lỏng, nước uống, sữa, giúp bù nước đồng thời tăng sức đề kháng cho bé.
- Cho trẻ nghỉ ngơi hoặc ngủ nhiều hơn để cơ thể trẻ có nhiều năng lượng để chống lại virus gây bệnh như đặt trẻ ở những nơi thoáng mát, yên tĩnh.
Các biện pháp phòng ngừa bệnh cảm cúm mùa hè ở trẻ em
Hiện tại, chưa có vắc xin nào có thể bảo vệ trẻ khỏi tất cả các chủng virus cúm. Tuy nhiên, có thể thực hiện những biện pháp đơn giản sau đây để giảm nguy cơ trẻ bị lây nhiễm virus cúm:
- Tiêm phòng: Tiêm phòng cúm được khuyến khích cho trẻ từ 6 tháng đến 5 tuổi và các nhóm đối tượng có nguy cơ cao khác.
- Vệ sinh miệng, cổ họng: Cần giữ vệ sinh miệng, cổ họng sạch sẽ sau khi trẻ ăn uống, ho, hắt hơi và thường xuyên rửa tay chân cho trẻ.
- Tránh tiếp xúc: Tránh cho trẻ tiếp xúc với những người bị cúm và không cho trẻ dùng chung đồ chơi để tránh lây nhiễm virus.
- Ăn uống đầy đủ: Bố mẹ cần cho trẻ ăn nhiều rau quả để cung cấp đủ vitamin và khoáng chất để tăng cường sức đề kháng của trẻ
Bài viết trên hy vọng đã cung cấp đầy đủ thông tin bố mẹ cần nên biết về bệnh cảm cúm mùa hè ở trẻ.
“Lưu ý: Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.”