Viêm loét dạ dày tá tràng là bệnh lý đường tiêu hóa rất phổ biến. Nếu không được phát hiện, xử lý kịp thời sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như chảy máu dạ dày, thủng dạ dày, hẹp môn vị, thậm chí là ung thư dạ dày. Vậy nên hay cùng Quầy thuốc Minh Long tìm hiểu những điều cần biết về bệnh viêm dạ dày tá tràng nào!
1. Viêm loét dạ dày tá tràng là gì?
Nguyên nhân gây ra viêm loét dạ dày tá tràng là do các vết viêm, loét trên niêm mạc của đầu ruột non hay còn gọi là dạ dày, tá tràng.
Tên gọi tiếng Anh của căn bệnh này là peptic ulcer chỉ tình trạng tổn thương niêm mạc dạ dày dẫn đến viêm và loét trên dạ dày.
Những vết loét này xuất hiện khi lớp màng bên ngoài của dạ dày bị bào mòn, để lộ phần lớp dưới của ruột ra.
Thông thường, người bệnh viêm loét dạ dày có 60% nguy cơ viêm loét ở dạ dày, 95% nguy cơ viêm loét tại tá tràng và 25% vết loét đến từ vòm cong của dạ dày chiếm kích thước nhỏ.
2. Nguyên nhân dẫn đến viêm loét dạ dày tá tràng
Tình trạng viêm loét dạ dày tá tràng xuất hiện khi mất cân bằng giữa hai yếu tố: phá hủy niêm mạc (HCl và Pepsin trong dịch vị dạ dày giúp tiêu hóa thức ăn) và bảo vệ (chất nhầy, HCO3 và niêm mạc dạ dày). Có rất nhiều tác nhân tác nhân gây ra sự mất cân bằng này, bao gồm:
- Căng thẳng thần kinh.
- Vi khuẩn Helicobacter pylori (Vi khuẩn hp)
- Chế độ ăn uống không hợp lý.
- Sử dụng nhiều thuốc kháng viêm không chứa Steroid.
- Rượu bia, thuốc lá và các chất kích thích
- Yếu tố thể tạng
3. Triệu chứng viêm loét dạ dày tá tràng thường gặp
Với các trường hợp mắc bệnh nhẹ, khi mới khởi phát thì rất khó để nhận biết, điều này khiến nhiều người thường lầm tưởng giữa loét dạ dày tá tràng và đau bụng thông thường. Do đó, cần đặc biệt lưu ý đến từng thay đổi của cơ thể để kịp thời phát hiện dấu hiệu mắc bệnh, như:
- Đau bụng, khó tiêu, buồn nôn.
- Ợ hơi, ợ chua và nóng rát.
- Đau vùng bụng rốn.
- Đau âm ỉ, đau tức hoặc đau từng cơn.
- Rối loạn tiêu hóa gây táo bón hoặc tiêu chảy.
- Mất ngủ do cảm giác đầy bụng hoặc đau bụng râm râm về đêm.
- Mệt mỏi, suy nhược cơ thể. Cân nặng giảm sút, da xanh sạm da.
- Chán ăn, ăn xong có thể buồn nôn…
4. Đối tượng dễ bị bệnh viêm loét dạ dày tá tràng
Viêm loét dạ dày tá tràng là căn bệnh phổ biến, có thể gặp ở cả nam và nữ. Tập trung ở người cao tuổi từ 50 tuổi trở lên. Tuy nhiên trong thời gian gần đây, bệnh này đang dần có xu hướng trẻ hóa, dễ mắc ở những đối tượng sau:
- Thường xuyên hút thuốc lá và uống bia rượu (hoặc các loại nước uống có cồn khác). Khói thuốc lá chứa hơn 200 loại chất gây hại cho sức khỏe con người. Đặc biệt là chất nicotine gây kích thích cơ chế để tiết ra nhiều cortisol – tác nhân chính làm tăng nguy cơ viêm loét dạ dày.
- Căng thẳng thần kinh: Tình trạng căng thẳng kéo dài gây ảnh hưởng lớn đến quá trình bài tiết axit trong dạ dày, tăng khả năng mắc bệnh.
- Thói quen ăn uống, sinh hoạt không điều độ: Thức khuya, thường xuyên bỏ bữa sáng, ăn uống không đúng giờ giấc, ăn khuya, lười vận động…
5. Viêm loét dạ dày tá tràng có nguy hiểm không?
Nếu không được điều trị sớm và đúng cách, viêm loét dạ dày tá tràng rất dễ tiến triển thành mãn tính và khó có thể khỏi dứt điểm. Nếu không được điều trị đúng, các biến chứng có thể xảy ra như xuất huyết tiêu hóa, thủng dạ dày, hẹp môn vị, loét, tỷ lệ ung thư hoá 5 – 10% và thời gian loét kéo dài trên 10 năm.
6. Cách điều trị và phòng ngừa viêm loét dạ dày tá tràng
Một trong những điều kiện hết sức quan trọng giúp phòng ngừa bệnh hiệu quả và điều trị thành công loét dạ dày tá tràng là chế độ ăn uống, tập luyện, điều trị đúng cách.
– Uống thuốc và tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ
Khi có các triệu chứng của bệnh cần đến cơ sở y tế uy tín để thăm khám, chẩn đoán và điều trị đúng bệnh, đúng thuốc, đúng phác đồ. Tránh tự ý dùng thuốc điều trị.
Hiện nay có rất nhiều phương pháp giúp dễ dàng phát hiện và chẩn đoán viêm loét dạ dày tá tràng sớm, chính xác như:
- Nội soi dạ dày bằng ống mềm sẽ giúp nhìn thấy trực tiếp ổ loét. Từ đó bác sĩ đánh giá kích thước, vị trí của ổ loét, và những tổn thương khác kèm theo.
- Chụp X-quang dạ dày, xét nghiệm để tìm H.pylori (test thở urea, xét nghiệm mô học và nuôi cấy vi khuẩn).
- Điều trị viêm loét dạ dày tá tràng sai cách có thể dẫn tới kháng thuốc tràn lan của vi khuẩn Helicobacter pylori. Trị bệnh không triệt để sẽ dẫn tới tái phát và dễ xảy ra các biến chứng.
– Chế độ ăn uống, dinh dưỡng phù hợp
Yếu tố về dinh dưỡng và thói quen ăn uống cũng là “chìa khóa vàng” giúp phòng tránh loét dạ dày tá tràng hiệu quả.
– Loét dạ dày tá tràng nên ăn gì, nên uống gì?
Nhiều người thường băn khoăn loét dạ dày tá tràng nên ăn gì hay cần lựa chọn các thực phẩm như thế nào để phòng bệnh tốt nhất. Dưới đây là một số loại thực phẩm mà bệnh nhân có thể tham khảo:
- Sữa, trứng có tác dụng làm đệm trung hòa lượng axit có trong dạ dày.
- Các thực phẩm có chứa nhiều đạm dễ tiêu: thịt lợn nạc, cá nạc và nên dùng dưới dạng chế biến là luộc, hấp, kho để dễ hấp thu.
- Rau củ quả tươi, ưu tiên họ cải như bắp cải, củ cải… chứa nhiều vitamin giúp các vết thương của đường tiêu hóa nhanh chóng phục hồi.
- Các loại thức ăn có chứa tinh bột ít mùi vị và dễ tiêu như cơm, bánh mì, hoặc các loại cháo, khoai củ nấu, luộc chín kỹ.
- Nên sử dụng dầu thực vật được chế biến từ các loại hạt. Ví dụ: dầu từ hạt hướng dương, dầu vừng, dầu hạt cải, dầu đậu nành…
- Uống nước đã đun sôi để nguội. Ngoài ra nên uống thêm các loại sữa chua lên men giúp hệ tiêu hóa khỏe hơn. Và cộng thêm các loại nước ép trái cây như cam, dưa hấu,…
– Loét dạ dày tá tràng kiêng ăn gì, kiêng uống gì?
Loét dạ dày tá tràng kiêng ăn gì cũng là điều người bệnh cần quan tâm và hạn chế sử dụng các thực phẩm, đồ uống không có lợi cho sức khỏe và các cơ quan tiêu hóa như:
- Thực phẩm chế biến sẵn như lạp sườn, xúc xích, dăm bông…
- Kiêng bớt các món ăn chiên rán nhiều dầu mỡ.
- Kiêng ăn đồ cay, nóng nhiều trong thực đơn hàng tuần.
- Đồ ăn cứng, dai như gân, sụn, rau có nhiều xơ (rau già, rau cần…) quả xanh sống…
- Các loại dưa cà muối, hành muối, dấm tỏi, tiêu ớt
- Các loại quả chua như chanh, cóc xanh, xoài xanh, sấu ….
- Các loại nước có gas, trà, cà phê đậm đặc, đồ uống có cồn như bia, rượu, thuốc lá.
– Chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi khoa học
Bệnh nhân viêm loét dạ dày tá tràng cần chú ý xây dựng chế độ làm việc hợp lý, sinh hoạt điều độ. Không nên làm việc quá sức gây căng thẳng, áp lực kéo dài. Đặc biệt không được thức khuya, không được làm việc sau khi ăn.
– Chế độ tập luyện đúng cách
Duy trì việc luyện tập thể dục thể thao hàng ngày không chỉ để có một sức khỏe tốt, tăng sức đề kháng cho cơ thể mà còn giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn. Thúc đẩy việc tiêu hao và chuyển hóa năng lượng đều đặn mỗi ngày, làm cho cơ thể phòng ngừa được biến chứng nhiều bệnh.
Có thể thấy rằng Viêm loét Dạ dày – Tá tràng là bệnh lý có thể gây các biến chứng nặng nề, nguy hiểm nếu không điều trị sớm. Do đó, người bệnh không nên chủ quan, khi có các triệu chứng nghi ngờ mắc viêm loét dạ dày – tá tràng cần đi khám để được chẩn đoán chính xác và điều trị hiệu quả.