Viêm họng mãn tính là tình trạng nguy hiểm, triệu chứng dai dẳng, tái phát thường xuyên và rất khó để điều trị triệt để. Việc hiểu các triệu chứng, nguyên nhân của bệnh sẽ giúp người bệnh có hướng điều trị kịp thời và hiệu quả hơn. Cùng Quầy thuốc Minh Long tìm hiểu những điều cần biết về viêm họng mãn tính ngay dưới đây.
1. Viêm họng mãn tính là gì?
Viêm họng mãn tính là tình trạng cổ họng bị viêm, sưng tấy, đỏ rát trong thời gian dài. Bệnh là hệ quả của viêm họng cấp tính không điều trị kịp thời hoặc người bệnh bị nhờn thuốc điều trị. Mặc dù triệu chứng của giai đoạn mạn tính ở mức độ nhẹ hơn so với giai đoạn cấp nhưng bệnh thường kéo dài, dễ tái phát và khó điều trị.\
Dựa theo đặc điểm tổn thương cổ họng, viêm họng mạn tính chia thành 4 thể bệnh:
- Thể viêm họng mãn tính sung huyết thường: Niêm mạc đỏ, họng đau rát, nhìn thấy nhiều mạch máu. Đây là giai đoạn khởi phát bệnh.
- Thể viêm họng mãn tính xuất tiết: Dịch nhầy xuất hiện nhiều, bám chặt vào cổ họng, xuất hiện niêm mạc họng đỏ.
- Thể viêm họng mãn tính quá phát: Còn được gọi là viêm họng hạt. Thể bệnh lúc này khá nặng khi bạch huyết ở thành họng đã phát triển thành những đám to nhỏ rải rác thành một đường dọc phía sau.
- Thể viêm họng mãn teo: Người già và người bị trĩ múi sẽ đối mặt với thể teo nhiều hơn. Một số biểu hiện dễ nhận thấy ở thể này là: niêm mạc họng teo lại, giảm tiết dịch, vòm họng nhợt nhạt, xuất hiện đóng vảy vàng.
2. Nguyên nhân gây viêm họng mãn
Để điều trị viêm họng việc tìm hiểu kỹ nguyên nhân gây bệnh là điều cần thiết. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới viêm họng mãn tính, bao gồm:
- Viêm họng cấp tính không được điều trị dứt điểm
- Dị ứng mãn tính
- Hút thuốc lá hoặc hít phải khói thuốc: Thuốc lá chính là hiểm họa ảnh hưởng tiêu cực tới niêm mạc mũi, phế nang, phổi và cổ họng. Những người có thói quen hút thuốc lâu năm hoặc thường xuyên hít phải khói thuốc thụ động trong thời gian dài có thể bị mắc những bệnh về hô hấp, trong đó có viêm họng mạn tính.
- Tác động từ môi trường: Theo khảo sát có tới 55% số ca nhiễm viêm họng mãn tính do ảnh hưởng từ môi trường sinh sống và làm việc. Bụi bẩn, hóa chất độc hại khi xâm nhập vào niêm mạc hô hấp sẽ gây tổn thương cổ họng dẫn tới khó thở, tổn thương phổi trầm trọng.
- Hệ lụy từ một số bệnh lý khác: Những người mắc một số bệnh lý có khả năng bị viêm họng mãn tính như: Viêm amidan, trào ngược dạ dày thực quản (GERD) , áp xe quanh amidan…. Ngoài ra những người có hệ miễn dịch kém như người già, trẻ nhỏ, người bị tiểu đường hoặc nhiễm HIV sẽ có nguy cơ bị mắc viêm họng mãn tính hơn.
3. Triệu chứng
Thông thường viêm họng mãn tính có triệu chứng giống với viêm họng cấp. Điểm khác biệt là thời gian bệnh kéo dài, bao gồm các triệu chứng như:
- Tình trạng đau họng, cổ họng sưng tấy, nóng rát xảy ra trong thời gian dài khiến người bệnh luôn cảm thấy khó chịu.
- Luôn cảm thấy có vật cản ở cổ họng mỗi khi ăn uống hay nói chuyện. Đặc biệt có hiện tượng đau rát khi nhai nuốt.
- Ngứa họng muốn ho và ho nhiều, đờm xuất hiện liên tục và dai dẳng.
- Những người có tính chất công việc thường xuyên phải nói như giáo viên, MC, diễn viên giọng sẽ khàn đi theo thời gian.
- Người mắc bệnh viêm họng do trào ngược dạ dày thực quản sẽ cảm thấy phía sau xương ức nóng, ợ chua liên tục.
- Cơ thể mệt mỏi, uể oải kèm theo sốt.
- Miệng đắng, hôi; tai ù do viêm họng.
4. Viêm họng mãn tính có nguy hiểm không? Có chữa được không?
Những triệu chứng ở viêm họng mãn tính kéo dài dai dẳng và rất khó chữa. Trường hợp người bệnh chủ quan hoặc điều trị sai cách có thể phải đối mặt với những biến chứng nguy hiểm như:
- Viêm phế quản
- Viêm phổi
- Viêm amidan
- Áp xe thành họng
- Viêm tai giữa
- Viêm xoang…
Đặc biệt biến chứng viêm họng mãn tính nguy hiểm nhất là làm tăng nguy cơ ung thư vòm họng, viêm cầu thận, nhiễm trùng máu… Ngoài ra viêm họng mãn còn tác động tiêu cực tới cuộc sống của người bệnh, gây khó khăn trong giao tiếp, ăn uống. Việc liên tục ho khạc đờm còn gây khó chịu cho người xung quanh.
Mặc dù có đặc tính dai dẳng và khó chữa trị nhưng nếu biết cách giữ gìn, kiêng khem và chủ động điều trị đúng phương pháp thì bệnh viêm họng mãn tính có thể điều trị dứt điểm. Bên cạnh đó, việc điều trị sớm sẽ rút ngắn được thời gian và chi phí điều trị.
5. Cách điều trị viêm họng mãn tính phổ biến
Cách chữa theodân gian
Dân gian truyền tai nhau những bài thuốc tự làm tại nhà để điều trị viêm họng mãn như:
Chữa bằng mật ong
Sử dụng mật ong chữa viêm họng mãn tính tại nhà cho hiệu quả khả quan. Bạn có thể tham khảo cách sau đây:
- Mật ong nguyên chất: Hòa 1 thìa mật ong cùng 300ml nước ấm. Sau đó ngậm trong 1 phút rồi nuốt. Thực hiện 1 ngày 3 lần liên tục, sau 1 tháng sẽ thấy triệu chứng ho khan, rát họng giảm dần.
- Kết hợp với gừng tươi: Gừng cạo vỏ, rửa sạch rồi giã nát, chắt lấy nước cốt. Hòa đều 1 thìa mật ong cùng 1 thìa nước cốt gừng, sử dụng uống mỗi ngày 3 lần.
- Kết hợp với tỏi: Bóc vỏ tỏi sau đó cắt thành lát mỏng. Ngâm thêm 1 thìa mật ong khoảng 5 phút. Lấy tỏi ngậm trong miệng tới khi không còn cảm nhận được mùi tỏi thì dừng lại.
Chữa bằng tỏi
Trong dân gian lưu truyền chữa viêm họng mãn tính bằng tỏi mang lại hiệu quả với cách làm đơn giản tại nhà như sau:
- Kết hợp tỏi với sữa: Giã nát khoảng 3 – 4 nhánh tỏi tươi sau đó cho vào cốc sữa nóng, khuấy đều. Mỗi ngày uống 2 – 3 cốc để giảm triệu chứng đau rát họng.
- Kết hợp tỏi với rượu: Sử dụng 40g tỏi khô bóc vỏ nhâm cùng 100ml rượu trắng khoảng 10 ngày. Khi tỏi chuyển sang màu vàng có thể uống 2 lần/ ngày, mỗi lần 40 giọt để giảm đờm.
Dùng thuốc Tây chữa
Tùy theo thể bệnh của mỗi người mà bác sĩ sẽ đưa ra đơn thuốc phù hợp nhằm ức chế sự phát triển của các triệu chứng gây bệnh.
- Thuốc trị ho: Những cơn ho kéo dài kèm theo đờm sẽ gây mệt mỏi, khó chịu. Bác sĩ thường chỉ định bệnh nhân sử dụng bổ phế, siro,…
- Thuốc tiêu đờm: Khi chuyển sang giai đoạn mãn tính lượng đờm trong cổ họng rất nhiều vì thế bệnh nhân sẽ được kê thêm một số loại thuốc như: acetylcystein, bromhexin, mucosolvan,…
- Thuốc ổn định độ pH: Viêm họng mãn gây hôi miệng vì thế cần các loại thuốc như rhinathiol haylysopain, locabiotal…. để ổn định độ pH từ khoang miệng.
- Thuốc kháng sinh: Người bị viêm họng mãn tính vẫn phải sử dụng thuốc kháng sinh để tấn công lại virus, vi khuẩn. Cephalexin, erythromycin, amoxicillin là một số loại thuốc kháng sinh sẽ được bác sĩ kê trong toa đơn.
Để điều trị viêm họng dứt điểm cần kết hợp loại bỏ bệnh lý là tác nhân gây bệnh như:
- Sử dụng thuốc xịt mũi, thuốc chống dị ứng để điều trị viêm mũi dị ứng.
- Sử dụng kháng viêm chuyên sâu hoặc thủ thuật cắt amidan
- Thiết lập chế độ ăn uống khoa học để đối phó với viêm họng mãn do trào ngược dạ dày thực quản
*Chú ý: Điều trị bằng thuốc Tây cần tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ. Người bệnh không được tự ý sử dụng thuốc tùy tiện bởi có thể dẫn tới tác dụng phụ khiến bệnh càng nghiêm trọng.