Nhiều người thường quan niệm rằng, đột quỵ thường chỉ xuất hiện ở người lớn tuổi. Trong những năm gần đây, đột quỵ lại đang có xu hướng “trẻ hóa” khi người trẻ cũng bị đột quỵ. Vậy, nguyên nhân gây đột quỵ sớm ở người trẻ là gì? Hãy cùng Quầy thuốc Minh Long tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé
1. Thực trạng đột quỵ ở người trẻ hiện nay
Theo một thống kê, người trẻ chiếm 15% số ca đột quỵ phải nhập viện. Nếu trước đây các trường hợp đột quỵ thường chỉ xảy ra ở người trung niên và người cao tuổi (trên 65 tuổi) thì nay các ca ở nhóm đối tượng dưới 45 tuổi xuất hiện nhiều hơn.
Tại Việt Nam, tỷ lệ người trẻ và người trung niên bị đột quỵ chiếm đến ⅓ trong tổng số các trường hợp đột quỵ. Tỷ lệ đột quỵ ở người trẻ tuổi cũng đang tăng ở mức 2% mỗi năm, với số người bệnh là nam giới cao gấp 4 lần nữ giới. Còn trên thế giới, mỗi năm có đến hơn 16% các đối tượng bị đột quỵ mới chỉ trong độ tuổi 15 – 49 tuổi. Trong 6,5 triệu trường hợp tử vong do đột quỵ mỗi năm thì có đến 6% là người trẻ.
Những con số trên đủ để chúng ta nhìn nhận lại rằng, ai cũng có khả năng bị đột quỵ. Vì vậy, không ai được chủ quan trước căn bệnh nguy hiểm này.
2. Nguyên nhân hàng đầu gây đột quỵ sớm ở người trẻ
Giống như ở người lớn tuổi, tình trạng đột quỵ xảy ra ở người trẻ là do thiếu máu nên não và xuất huyết não. Tuy nhiên, ở người trẻ còn do các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh dưới đây:
- Béo phì, lười vận động: Người trẻ thường có thói quen ngồi một chỗ trong nhiều giờ để làm việc, lướt điện thoại,… Càng ít vận động, tỷ lệ béo phì càng gia tăng. Một nghiên cứu chỉ ra rằng, người có chỉ số khối cơ thể BMI >30 và chỉ số vòng eo trên 80cm sẽ có nguy cơ đột quỵ cao hơn nhiều lần so với người bình thường
- Rối loạn chuyển hóa mỡ máu
- Mắc một số bệnh lý: đái tháo đường,…
- Sử dụng chất kích thích, thuốc tránh thai, thuốc lá,…
Có thể thấy, những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ ở người trẻ tuổi là do thói quen ăn uống và sinh hoạt không lành mạnh, khoa học của họ.
3. Các dấu hiệu cảnh báo và biến chứng bệnh đột quỵ
3.1 Dấu hiệu đột quỵ
Một số dấu hiệu cảnh báo bệnh đột quỵ ở người trẻ có thể kể đến như:
- Méo miệng, lệch miệng, thay đổi giọng nói, nói ngọng hoặc dính chữ, khó nói;
- Đau hoặc nhức đầu dữ dội;
- Bị yếu liệt một bên mặt, khuôn mặt mất cân đối giữa hai bên. Quan sát thấy một bên mặt người bệnh bị chảy xệ, khi cười sẽ méo mó;
- Khó cử động tay chân, yếu liệt một bên cơ thể. Đặc biệt, họ không thể nâng hai tay qua đầu cùng lúc;
- Mất thị lực, mờ mắt, hoa mắt, nhìn không rõ,…
Không phải người trẻ nào cũng có các dấu hiệu đột quỵ giống nhau. Tùy thuộc vào thể trạng từng người mà họ có những dấu hiệu cảnh báo bệnh khác nhau. Vì vậy, thường xuyên theo dõi sức khỏe của mình là điều cần thiết cho việc phát hiện sớm bệnh.
3.2 Biến chứng bệnh đột quỵ
Sau khi qua khỏi cơn đột quỵ, người bệnh có thể bị một số di chứng như:
- Liệt vận động: có khoảng 90% người bị liệt vận động (liệt nửa người, liệt tay chân, liệt mặt, liệt các dây thần kinh sọ não, tê bì cảm giác nửa người) sau đột quỵ. Bệnh nhân liệt nằm lâu ngày có thể gặp một số biến chứng nguy hiểm như: cứng khớp, loét các điểm tì đè, viêm đường tiết niệu, viêm phổi, huyết khối tĩnh mạch sâu,… thậm chí tử vong;
- Rối loạn ngôn ngữ, suy giảm nhận thức;
- Rối loạn cảm xúc, rối loạn tiểu tiện;
- Trầm cảm;…
4. Cách phòng tránh đột quỵ sớm ở người trẻ
Để giảm nguy cơ mắc đột quỵ, người trẻ nên thực hiện theo một số lời khuyên sau đây:
- Ăn uống đúng giờ, ngủ đủ giấc;
- Không thức đêm, tắm đêm;
- Hạn chế sử dụng các chất kích thích, hút thuốc;
- Rèn luyện thể dục thể thao, nâng cao sức khỏe;
- Có chế độ ăn nhiều rau xanh, hạn chế đồ ăn nhiều dầu mỡ, uống đủ nước;
- Giữ tinh thần thoải mái, không bị stress,…
- Thường xuyên khám sức khỏe định kỳ, chủ động theo dõi sức khỏe, cơ thể của chính mình.
Hi vọng bài viết trên đã cung cấp cho những thông tin cần thiết và bổ ích.