Phân biệt ngứa do dị ứng thời tiết và ngứa do cơ địa

Dị ứng là những phản ứng đặc dị của cơ thể khi tiếp xúc với những yếu tố thông thường gây kích ứng hệ miễn dịch. Phổ biến nhất là dị ứng thời tiết và dị ứng cơ địa, được coi là loại bệnh da liễu thường gặp ở mọi đối tượng như trẻ em, phụ nữ mang thai và sau sinh,…Triệu chứng xuất hiện ở mỗi người là khác nhau nên chúng ta cần phát hiện kịp thời, nắm rõ nguyên nhân và chữa trị đúng cách, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe và tâm lý của người bệnh.

Dị ứng thời tiết và dị ứng cơ địa đều có hiện tượng nổi mề đay, mẩn ngứa gây tổn thương da với những dấu hiệu tương tự nhau, nhưng đây hoàn toàn là 2 bệnh lý khác nhau. Hãy cùng Quầy thuốc Minh Long tìm hiểu thông qua bài viết sau đây.

Phân biệt ngứa do dị ứng thời tiết và ngứa do cơ địa

Dị ứng thời tiết: nguyên nhân, triệu chứng, cách chữa trị

Dị ứng thời tiết là hiện tượng phản ứng quá mức của hệ miễn dịch trước sự thay đổi của thời tiết. Dị ứng thời tiết có thể xảy ra bất kỳ lúc nào và chia ra thành 2 loại: Dị ứng thời tiết nóng Dị ứng thời tiết lạnh. 

Nguyên nhân

Khi thời tiết thay đổi đột ngột cơ thể sẽ sản sinh ra các kháng thể để chống lại các tác động từ bên ngoài, từ đó gây ra các phản ứng dị ứng, trong đó việc sản sinh Histamin là cơ chế hoạt động quan trọng của hệ miễn dịch làm ảnh hưởng trực tiếp đến tình trạng hệ miễn dịch của cơ thể bị rối loạn.

Triệu chứng

  • Ban đỏ, kèm ngứa nổi trên da khi tiếp xúc đột ngột với nhiệt độ nóng hoặc lạnh, nhất là ở các vùng da hở như bàn tay, bàn chân, mặt, cổ gây khó chịu, bị làm phiền với người bệnh.
  • Da bị sưng rộp hay tấy đỏ, phù lên và xung huyết.
  • Viêm mũi dị ứng
  • Khắp cơ thể nổi mề đay cấp tính, rất nguy hiểm đến tính mạng. Nếu mề đay đi kèm với triệu chứng lơ mơ, khó thở, tụt huyết áp nhanh và đột ngột được gọi là sốc phản vệ, cần được đưa đến cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu khẩn trương.
  • Ngoài ra, người bệnh còn có thể có các triệu chứng của viêm long đường hô hấp trên như sổ mũi, hắt xì, ho khan; đau đầu, mệt mỏi; chàm bội nhiễm hoặc khó thở.

Cách chữa trị

Không thể chữa trị dứt điểm khi bị dị ứng thời tiết vì nó liên quan tới cơ địa và hệ miễn dịch của từng người. Đối với người bị dị ứng thời tiết, chỉ có giải pháp điều trị theo từng đợt và hạn chế tiếp xúc với yếu tố thời tiết bất lợi. Chúng ta có những cách khắc phục để giảm thiểu tối đa các triệu chứng và không để cho bệnh nặng hơn, nhờ vào một số phương pháp như sau:

  • Luôn giữ ấm cơ thể khi trời lạnh, thường xuyên xem dự báo thời tiết giúp cơ thể không bị thay đổi nhiệt độ đột ngột gây ra tình trạng dị ứng.
  • Đối với những ai bị viêm mũi cần phải đeo khẩu trang khi đi ra ngoài, tránh tiếp xúc với khói bụi, phấn hoa, các loại động vật,…
  • Uống nước ép trái cây chứa vitamin C, ăn nhiều rau củ quả, uống nước thường xuyên để tăng khả năng miễn dịch cho cơ thể.
  • Tăng cường thể dục thể thao giúp nâng cao sức khỏe.
  • Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

Dị ứng cơ địa: nguyên nhân, triệu chứng, cách chữa trị

Dị ứng cơ địa được hiểu là: Khi bạn tiếp xúc với các yếu tố gây dị ứng, lúc này cơ thể sẽ sinh ra các kháng thể để chống lại mầm bệnh. Tuy nhiên trong các kháng thể này có sẵn yếu tố gây dị ứng. Các yếu tố này gặp dị nguyên và gây ra dị ứng cơ địa. Bệnh được chia làm 3 loại với mức độ nặng nhẹ khác nhau: Dị ứng cơ địa cấp tính, Dị ứng cơ địa bán cấp và Dị ứng cơ địa mãn tính.

Nguyên nhân

Do di truyền, hệ miễn dịch suy giảm, cơ địa dễ dị ứng, các tác nhân gây bệnh có trong môi trường, do thực phẩm, ngứa dị ứng cơ địa do lạm dụng thuốc, dị ứng mĩ phẩm, căng thẳng, áp lực trong một thời gian dài,…đều có thể là nguyên nhân gây ra căn bệnh này.

Phân biệt ngứa do dị ứng thời tiết và ngứa do cơ địa

Triệu chứng

  • Da ngứa ngáy, bứt rứt, khó chịu
  • Cơ thể nổi nốt mẩn đỏ, mề đay ở diện tích nhỏ (hoặc rộng)
  • Buồn nôn hoặc nôn ói
  • Một số vị trí trên cơ thể hoặc toàn thân bị sưng phù, kèm theo cảm giác đau rát

Cách chữa trị

Dị ứng cơ địa là bệnh khá phổ biến. Do đó khi mắc bệnh bạn không cần quá lo lắng việc nó có chữa được không, vì đây là căn bệnh chữa được. Các cách chữa dị ứng cơ địa phổ biến nhất hiện nay như: Uống thuốc kháng sinh Tây y, điều trị theo các bài thuốc Nam hoặc áp dụng mẹo dân gian tại nhà.

Khi đã áp dụng các biện pháp tại nhà mà các triệu chứng của dị ứng không có kết quả thuyên giảm, người bệnh nên gặp ngay bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Bệnh sẽ có những biến chứng không mong muốn nếu tình trạng dị ứng kéo dài.