Phân loại các dạng đột quỵ. Cách điều trị bệnh đột quỵ

Đột quỵ là căn bệnh có nguy cơ tử vong cao. Có rất nhiều người bị đột quỵ nhưng không phải ai cũng mắc các dạng đột quỵ giống nhau. Vậy đột quỵ có mấy dạng và điều trị chúng như thế nào?

1. Đột quỵ là gì?

Đột quỵ còn được biết đến với tên gọi tai biến mạch máu não. Đây là một bệnh lý thần kinh nguy hiểm và phổ biến.

Theo một ghi nhận, đột quỵ là bệnh phổ biến thứ ba trên thế giới sau tim mạch và ung thư. Nó thường xảy ra một cách đột ngột khi nguồn máu cung cấp cho não bị tắc nghẽn, gián đoạn hoặc suy giảm. Não sẽ bị thiếu oxy, dinh dưỡng. Các tế bào não bắt đầu chết trong vòng vài phút. Người bị đột quỵ có nguy cơ tử vong cao nếu không được phát hiện và cấp cứu kịp thời.

Mỗi năm, ở Việt Nam có hơn 200.000 người bị đột quỵ, hơn 50% trong số đó tử vong và chỉ có 10% những người sống sót là bình phục hoàn toàn (không có di chứng và không phải phụ thuộc vào người khác). Tỷ lệ bệnh nhân đột quỵ ở Việt Nam chia theo giới tính thì nam nhiều gấp 4 lần so với nữ.

cac-dang-dot-quy

2. Phân loại các dạng đột quỵ

Người ta chia đột quỵ ra làm hai loại chính theo nguyên nhân gây ra nó: đột quỵ do thiếu máu cục bộ và đột quỵ do xuất huyết não.

2.1 Đột quỵ do thiếu máu cục bộ

Đột quỵ do thiếu máu cục bộ xảy ra khi động mạch gặp tình trạng tắc nghẽn. Đây là nhóm bệnh thường gặp nhất ở các bệnh nhân bị đột quỵ  Trong nhiều trường hợp, vẫn chưa thể tìm ra nguyên nhân dẫn đến tình trạng này.

Các triệu chứng của đột quỵ thiếu máu cục bộ bao gồm:

  • Tê đột ngột ở bất kỳ khu vực nào của cơ thể;
  • Yếu ở một bên của cơ thể;
  • Một bên mặt rũ xuống;
  • Thay đổi thị lực, đặc biệt là chỉ ảnh hưởng một bên mắt;
  • Chóng mặt hoặc mất phối hợp;
  • Đi lại khó khan;
  • Lú lẫn;
  • Đau đầu đột ngột, dữ dội mà không rõ nguyên nhân.

2.2 Đột quỵ do xuất huyết não

Đột quỵ do xuất huyết não xảy ra khi mạch máu não bị vở, chảy vào nhu mô não, não thất hoặc khoang dưới nhện. So với đột quỵ do thiếu máu cục bộ, tình trạng đột quỵ do xuất huyết não xuất hiện ít hơn cả.

Các triệu chứng của đột quỵ xuất huyết tương tự như đột quỵ do thiếu máu cục bộ và bao gồm:

  • Cảm giác tê;
  • Mất chức năng, đặc biệt là ở một bên của cơ thể;
  • Rủ xuống một bên mặt;
  • Khó nói;
  • Mất ý thức;
  • Lú lẫn;
  • Đau đầu dữ dội;
  • Co giật.

2.3 Cơn thiếu máu não thoáng qua

Bên cạnh đó, bệnh nhân có thể gặp tình trạng cơn thiếu máu não thoáng qua. Triệu chứng của cơn thiếu máu não thoáng qua gồm:

  • Lú lẫn;
  • Khó đi;
  • Rủ xuống một bên mặt;
  • Ngứa ran hoặc tê.

Các triệu chứng này thường kéo dài vài phút, ít nghiêm trọng hơn. Có hoảng 15% số trường hợp đột quỵ đã có từng trải qua một vài cơn thiếu máu não thoáng qua.

3. Điều trị các dạng đột quỵ

3.1 Đột quỵ do thiếu máu cục bộ

Không có cách điều trị dự phòng hoàn toàn đột quỵ do thiếu máu cục bộ. Việc điều trị khẩn cấp tập trung vào việc loại bỏ huyết khối và ngăn ngừa tổn thương não thêm được áp dụng trong trường hợp này.

Đầu tiên, bệnh nhân có thể được tiêm chất kích hoạ plasminogen hoặc alteplasetruyền qua tĩnh mạch ở cánh tay. Điều này có thể giúp làm tan huyết khối và cải thiện lưu lượng máu đến khu vực bị ảnh hưởng của não.

Trong một số trường hợp, có thể cần phải phẫu thuật làm tan hoặc loại bỏ huyết khối.

dot-quy

3.2 Đột quỵ do xuất huyết não

Có thể phẫu thuật loại bỏ huyết khối và điều trị vấn đề về mạch máu. Tuy nhiên, cần có biện pháp để quản lý đột quỵ xuất huyết với kiểm soát vấn đề theo dõi các tác động bất thường.

Để giảm nguy cơ tổn thương não, bệnh nhân có thể được cho sử dụng thuốc để kiểm soát huyết áp.

3.3 Cơn thiếu máu não thoáng qua 

Người xuất hiện các cơn thiếu máu não thoáng qua cần thay đổi lối sống, thuốc và các biện pháp điều trị khác có thể làm giảm nguy cơ bị đột quỵ do thiếu máu cục bộ.

Bất kể ai cũng có thể trở thành đối tượng của bệnh đột quỵ. Vì vậy, việc nhận thức về bệnh và phòng tránh đột quỵ vô cùng quan trọng. Quầy thuốc Minh Long hi vọng rằng bài viết đã đem lại cho bạn những kiến thức vô cùng thiết thực và cần thiết trong cuộc sống.