Bệnh tay chân miệng là loại bệnh truyền nhiễm, dễ xảy ra ở trẻ em dưới 5 tuổi. Bệnh lây qua đường tiêu hóa và tiếp xúc trực tiếp. Bệnh có thể gây biến chứng nặng đối với trẻ nếu không phát hiện và điều trị kịp thời. Tuy nhiên ngoài việc chữa trị, cha mẹ cũng cần kiêng kị khi trẻ bi tay chân miệng để tránh bệnh nặng hoặc tái phát. Hãy cùng Quầy thuốc Minh Long tìm hiểu một số vấn đề khi trẻ bị tay chân miệng.
Tổng quan bệnh tay chân miệng ở trẻ
Nguyên nhân khiến trẻ bị tay chân miệng
Bệnh tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm do entertovirus gây ra, chủ yếu là 2 loại chính là Coxsackievirus và Enterovirus 71 (EV7). Tỉ lệ lớn trường hợp bệnh nhân tay chân miệng là do virus Coxsackievirus A16 gây ra, có khả năng tự khỏi và ít biến chứng. Ngoài ra, bệnh tay chân miệng do virus Enterovirus 71 (EV71) được coi là nguy hiểm bởi thường kèm theo nhiều biến chứng khác, dễ dẫn đến tử vong ở trẻ.
Một số biến chứng có thể xảy ra khi trẻ bị tay chân miệng:
- Viêm màng não
- Viễm não
- Viêm phổi
Triệu chứng trẻ bị tay chân miệng
Triệu chứng của bệnh sẽ xuất hiện theo giai đoạn của bệnh. Thông thường khi trẻ bị tay chân miệng, bệnh sẽ tiến triển theo 3 giai đoạn:
- Giai đoạn ủ bệnh (3-7 ngày): Thường không phát hiện triệu chứng gì
- Giai đoạn khởi phát: (1-2 ngày): trẻ có biểu hiện sốt nhẹ, mệt mỏi, đau họng, biếng ăn, tiêu chảy vài lần trong ngày.
- Giai đoạn bệnh toàn phát (3-10 ngày): trẻ có biểu hiện loét miệng, đường kính khoảng 2-3mm, vết phỏng nước ở chân, tay, mông. Một số triệu chứng khác: nôn, mệt mỏi, thậm chí co giật
Cách điều trị khi trẻ bị tay chân miệng
- Cha mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để khám và xét nghiệm bệnh càng sớm càng tốt sẽ tránh được các biến chứng.
- Trong thời gian bệnh, trẻ cần được uống nước đầy đủ.
- Nếu trẻ sốt cao, nên cho bé sử dụng thuốc hạ sốt. Thuốc thường dùng cho trẻ bị bệnh tay chân miệng là Paracetamol (như Efferalgan, Panadol,Tylenol) và Ibuprofen (như Advil, Nurofen).
- Uống nhiều hoa quả để thay cho nước
- Sử dụng nước muối sinh lý để sát trùng vết loét trên cơ thể
- Sử dụng gel rơ miệng giúp bé giảm đau do các vết loét gây ra.
Trẻ bị tay chân miệng kiêng gì?
Một số điều cha mẹ nên làm khi trẻ bị chân tay miệng:
- Thường xuyên vệ sinh các món đồ chơi, vật dụng của trẻ và những nơi mà trẻ tiếp xúc, vui chơi.
- Vệ sinh tay chân trước khi chơi cùng con.
- Cho trẻ ăn uống hợp vệ sinh, tránh ăn thức ăn kém vệ sinh và không rõ nguồn gốc. Vệ sinh cẩn thận những dụng cụ ăn uống của trẻ và không cho trẻ dùng chung khăn ăn, khăn tay với những người khác.
- Chất thải của bé phải được xử lý đúng nơi, hợp vệ sinh.
Ngoài ra, cha mẹ cần chú ý kiêng một số điều sau khi trẻ bị tay chân miệng
- Nhiều cha mẹ cho rằng khi trẻ bị bệnh tay chân miệng dẫn đến phát ban, trẻ cần kiêng ra gió, tiếp xúc với nước. Tuy nhiên, hai điều này không có cơ sở khoa học. Đảm bảo môi trường sạch sẽ, tránh để con tiếp xúc với không khí ô nhiễm và nước bẩn để bệnh không lan rộng.
- Không để con gãi, chọc vào bọng nước trên da.
- Không dùng muối, chanh hay loại thuốc liền da, chống viêm nào để giảm nổi mẩn ngứa mà không có chỉ định của bác sĩ.
Lưu ý: Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.