Trẻ bị tay chân miệng nhưng không sốt

Bệnh tay chân miệng ở trẻ em sẽ có những biến chứng rất nguy hiểm nếu không phát hiện sớm các triệu chứng và điều trị kịp thời? Vậy triệu chứng của trẻ bị tay chân miệng như thế nào? Trẻ bị tay chân miệng nhưng không sốt thì phát hiện như thế nào? Hãy cùng Quầy thuốc Minh Long tìm hiểu về vấn đề này qua bài viết dưới đây nhé.

Biểu hiện điển hình của bệnh là trẻ bị sốt và nổi các bóng nước ở lòng bàn tay, bàn chân

Triệu chứng điển hình của trẻ bị tay chân miệng? 

Trong 10 năm gần đây, trẻ mắc tay chân miệng đang trở thành nỗi lo thường trực của rất nhiều phụ huynh, nhất là khi thời tiết thay đổi. Việc phát hiện sớm các triệu chứng của bệnh là điều hết sức quan trọng. Một số các triệu chứng điển hình của trẻ bị tay chân miệng mà cha mẹ cần phải lưu ý:

  • Giai đoạn khởi phát. Ở giai đoạn này, các triệu chứng của bệnh khá giống với bệnh cúm. Trẻ cảm thấy mệt mỏi kèm theo sốt nhẹ, nhiệt đồ từ 37.5 – 39 độ. Ngoài ra một số trẻ có biểu hiện đau họng.
  • Giai đoạn toàn phát. Giai đoạn này sau giai đoạn khởi phát 1 – 2 ngày. Dấu hiệu điển hình của bệnh là xuất hiện những bóng nước trong miệng, lòng bàn tay, bàn chân, mông và đầu gối,…

Những dấu hiệu này được xem là đặc trưng khi trẻ bị tay chân miệng. Do đó, khi phát hiện những triệu chứng này, phụ huynh nên đưa con em đi khám tại các cơ sở y tế uy tín.

Trường hợp trẻ bị tay chân miệng không sốt hoặc phát ban bỏng nước

Một trong những dấu hiệu điển hình của bệnh tay chân miệng là sốt hoặc phát ban. Tuy nhiên do thể trạng các bé là khác nhau, một số trẻ bị tay chân miệng không có triệu chứng sốt hoặc phát ban bỏng nước. Vậy khi trẻ bị tay chân miệng mà không có triệu chứng này thì làm thế nào để phát hiện triệu chứng của bệnh?

Bệnh tay chân miệng ngoài thể cấp tính thường gặp, bệnh còn tồn tại dưới 2 thể khác:

  • Thể tối cấp: diễn tiến nhanh, dẫn đến nguy kịch trong vòng 24 – 48h
  • Thể không điển hình: Không có triệu chứng rõ ràng hoặc chỉ xuất hiện một trong các triệu chứng trên.

Một số triệu chứng cha mẹ cần lưu ý

Để tránh chủ quan trong việc phát hiện và điều trị bệnh tay chân miệng, cha mẹ cần lưu tâm đến một số các triệu chứng sau:

  • Trẻ quấy khóc dai dẳng: Bệnh tay chân miệng ở trẻ em có thể khiến các bé quấy khóc nhiều hơn bình thường, thậm chí là liên tục kéo dài. Ban đêm trẻ chỉ ngủ được khoảng 15 – 20 phút rồi lại thức dậy quấy khóc, có khi khóc cả đêm không ngủ.
  • Trẻ nôn ói: Nôn là một triệu chứng khá thường gặp của bệnh tay chân miệng khi bước vào giai đoạn toàn phát. Tuy nhiên nếu trẻ nôn ói nhiều thì có thể báo hiệu bệnh nặng, dễ có nguy cơ dẫn đến biến chứng.
  • Giật mình là cũng là một trong những triệu chứng thường gặp của biến chứng thần kinh do tay chân miệng, có thể xảy ra ngay cả khi trẻ đang thức chơi hoặc ngủ
  • Rối loạn ý thức: Đây là một trong những dấu hiệu cần đặc biệt lưu ý khi trẻ bị tay chân miệng vì có nguy cơ cảnh báo biển chứng viêm não, huyết áp thấp,… Bên cạnh đó, phụ huynh cũng cần phát hiện sớm các biểu hiện ngủ gà, bứt rứt, loạng choạng, … để cho trẻ nhập viện ngay.

Biện pháp phòng tránh khi trẻ bị tay chân miệng 

Cha mẹ cần chăm sóc trẻ bị bệnh tay chân miệng theo các bước dưới đây để quá trình chữa trị được thuận lợi nhất:
  • Thực hiện cách ly theo đường tiếp xúc, hạn chế cho trẻ ra ngoài để tránh lây nhiễm cho trẻ khác.
  • Phối hợp dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ.
  • Vệ sinh tay trước và sau mỗi lần chăm sóc trẻ.
  • Vệ sinh miệng và bôi thuốc vùng miệng cho trẻ theo chỉ định của bác sĩ.
  • Cho trẻ ăn thức ăn nguội, mềm, lỏng, dễ tiêu như cháo, sữa đồng thời nên chia nhỏ bữa ăn.
  • Giữ vệ sinh da sạch sẽ, dùng xanh – methylen để chấm lên các nốt phỏng nước.
  • Mặc quần áo vải mềm, rộng rãi, thấm hút mồ hôi. Thay quần áo và tắm rửa hằng ngày cho trẻ bằng nước ấm.
  • Theo dõi tình trạng của trẻ, phát hiện sớm các dấu hiệu cảnh báo, dấu hiệu nặng để xử trí kịp thời: Mạch nhanh, run chi, đi không vững (nếu trẻ đã biết đi). Giật mình >2 lần/30 phút.

Lưu ý: Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.