Trẻ bị viêm họng nhưng không ho cần điều trị như thế nào?

Trẻ bị viêm họng nhưng không ho là tình trạng khá phổ biến. Tuy nhiên, phụ huynh không nên chủ quan khi thấy con gặp phải vấn đề này. Bởi, có nhiều trường hợp bố mẹ không kịp thời phát hiện bệnh, viêm họng không ho ở trẻ nhỏ chuyển biến nặng gây ra nhiều biến chứng. Hãy cùng Quầy thuốc Minh Long tìm hiểu trẻ bị viêm họng nhưng không ho cần điều trị như thế nào để kịp thời điều trị nhé!

1. Vì sao trẻ bị viêm họng nhưng không ho?

Trẻ nhỏ là đối tượng dễ mắc bệnh viêm họng . Nguyên nhân phổ biến là do sự xâm nhập của vi khuẩn, virus, sức đề kháng của trẻ chưa hoàn thiện dẫn đến dễ mắc bệnh. Bên cạnh đó, những yếu tố tác động khiến trẻ bị viêm họng gồm:

  • Trẻ ăn, uống nhiều đồ lạnh, nước đá
  • Môi trường xung quanh bị ô nhiễm nặng, có nhiều khói bụi
  • Thời tiết thay đổi thất thường
  • Trẻ nhỏ không được vệ sinh răng miệng hàng ngày đúng cách
  • Trẻ có tiền sử mắc các bệnh về đường hô hấp, tai – mũi – họng
  • Thói quen thở bằng miệng ở trẻ

Ở giai đoạn đầu của bệnh viêm họng, nhiều trường hợp trẻ chưa có triệu chứng ho. Tuy nhiên, Viêm họng không ho kéo dài, có khả năng trẻ đang mắc một số bệnh lý như:

2. Hội chứng bệnh nhỏ giọt mũi sau

Chất nhầy thừa chảy xuống phía sau cổ họng và khô lại gây viêm họng ở trẻ. Hội chứng nhỏ giọt mũi sau được hình thành bởi yếu tố thời tiết, vách ngăn mũi trẻ bị lệch hoặc dị ứng…Khi trẻ mắc triệu chứng này, cổ họng của trẻ bị khó chịu. Bé cũng thường cảm thấy buồn nôn, hôi miệng nhưng không ho.

3. Bệnh trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ

Trẻ bị viêm họng nhưng không ho cần điều trị như thế nào?

Nhiều trường hợp trẻ bị viêm họng do chứng ợ nóng hay trào ngược dạ dày. Đây là tình trạng các cơ co thắt thực quản dưới suy yếu. Acid và thức ăn trào ngược lên thực quản và ứ đọng ở niêm mạc họng gây viêm.Viêm họng do trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ thường không có triệu chứng ho. Trẻ thường thấy chán ăn, cổ họng đau rát, nuốt khó…

3.1 Bệnh bạch cầu đơn nhân

Bạch cầu đơn nhân hình thành do sự xâm nhập của virus. Bệnh khiến trẻ bị viêm họng nhưng không ho. Các triệu chứng bệnh ở trẻ tương tự cúm hay cảm lạnh thông thường.Trẻ có thể gặp tình trạng sốt nhẹ, mệt mỏi, đổ mồ hôi nhiều vào đêm…

3.2 Áp xe amidan

Viêm amidam nếu không điều trị đúng cách có thể gây áp xe quanh amidan. Đây là tình trạng viêm có túi viêm nghiêm trọng. Trường hợp túi mủ vỡ có thể khiến các mô xung quanh bị nhiễm trùng nặng.Trẻ bị áp xe amidan thường có dấu hiệu đau rát vùng họng và hàm, khó mở miệng, khó nuốt, hơi thở có mùi hôi…

4. Trẻ bị viêm họng nhưng không ho có gây nguy hiểm không?

Bệnh viêm họng ngoài triệu chứng ho còn có nhiều biểu hiện khác như đau rát họng, khó nuốt… Có thể thấy viêm họng không ho có thể là những triệu chứng ban đầu của bệnh viêm họng, không có gì bất thường. Tuy nhiên, cha mẹ cũng cần chú ý quan sát tình trạng sức khỏe của trẻ nhỏ. Một số trường hợp viêm họng không ho đi kèm những chuyển biến phức tạp khác. Trẻ bị viêm họng không ho chỉ là triệu chứng ban đầu, không thể xác định được mức độ nặng nhẹ của bệnh. Nếu trẻ sốt cao, liên tục, đau rát họng không thuyên giảm, nôn trớ nhiều… cần cho bé đi khám để có biện pháp điều trị kịp thời .Ở nhiều trường hợp trẻ bị viêm họng nhưng không ho kéo dài cảnh báo các bệnh lý mãn tính ở đường hô hấp. Việc điều trị thường gặp khó khăn và dễ xảy ra biến chứng cho trẻ.

5. Cách điều trị viêm họng không ho ở trẻ

Trường hợp trẻ bị viêm họng thông thường do thời tiết hay vi khuẩn, phụ huynh có thể áp dụng những biện pháp chăm sóc trẻ tại nhà. Tình trạng bệnh nặng trẻ cần được điều trị theo chỉ định của bác sĩ.

5.1 Chăm sóc cho trẻ bị viêm họng nhưng không ho tại nhà

Phụ huynh có thể chăm sóc cho trẻ tại nhà bằng các cách sau:

  • Vệ sinh họng cho bé bằng nước muối sinh lý: Phương pháp này giúp tiêu diệt các vi khuẩn và ức chế hoạt động của các tác nhân gây bệnh ở niêm mạc họng. Mỗi ngày trẻ nên được súc miệng 5-7 lần trước khi ngủ, sáng ngủ dậy và sau ăn.
  • Quất và đường phèn: Cha mẹ dùng 5-7 quả quất cắt lát đem hấp với 3 thìa đường phèn. Trẻ dùng quất hấp đường phèn khi nguội, mỗi lần dùng 2-3 thìa.
  • Lá húng chanh và hẹ: Bạn dùng húng chanh, gừng, hẹ xay với 200ml nước. Cho đường phèn và quất non vào hỗn hợp vừa xay rồi chưng cách thủy trong 30 phút. Cha mẹ cho bé uống phần nước cốt mỗi ngày 3-4 lần.

Trẻ bị viêm họng nhưng không ho cần điều trị như thế nào?

Phương pháp điều trị tại nhà được khuyến khích áp dụng cho trẻ nhỏ nhờ sự lành tính, an toàn. Tuy nhiên cách này chỉ phát huy tác dụng trong trường hợp viêm họng ở trẻ còn nhẹ.

5.2 Điều trị cho trẻ bị viêm họng nhưng không ho bằng Tây y

Khi trẻ bị viêm họng nhưng không ho, đi kèm triệu chứng sốt cao, đau rát họng kéo dài, cha mẹ nên cho con đi khám và điều trị bằng thuốc. Dựa trên thể trạng từng trẻ mà bác sĩ có thể kê những loại thuốc khác nhau, trong đó phổ biến có:

  • Nhóm thuốc kháng acid: Thường chỉ định trong trường hợp trẻ bị đau họng do trào ngược dạ dày thực quản.
  • Thuốc dị ứng: Được chỉ định dưới dạng uống, tiêm hoặc xịt, dùng cho trẻ có cơ địa dị ứng
  • Kháng sinh: Hỗ trợ đẩy lùi vi khuẩn, virus gây bệnh, ức chế quá trình phát triển của chúng, dùng trong trường hợp nhiễm trùng đường hô hấp. Thuốc kháng sinh cần được dùng theo đúng liều lượng mà bác sĩ kê đơn.
  • Thuốc Steroid: Giúp giảm đau, sưng vùng họng cho bé

Các loại thuốc Tây y thường gây tác dụng phụ, đặc biệt là với thể trạng nhạy cảm của trẻ nhỏ. Phụ huynh tuyệt đối không tự ý mua hay cho bé dùng thuốc mà cần tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.

5.3 Chữa bằng thuốc Đông y

Các bài thuốc Đông y có thể áp dụng được cho trẻ trên 2 tuổi. Thuốc không chỉ đẩy lùi bệnh hiệu quả mà còn nâng cao sức đề kháng giúp ngăn chặn bệnh viêm họng tái phát. Tuy nhiên, thuốc Đông y thường được gia giảm thành phần theo từng trường hợp cụ thể. Vì vậy, phụ huynh nên đưa trẻ đi khám và dùng thuốc theo đơn của bác sĩ.

Trẻ bị viêm họng nhưng không ho là hiện tượng thường gặp. Tuy nhiên, bố mẹ không nên chủ quan khi thấy con gặp phải tình trạng này

“Lưu ý: Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.”