Chân tay miệng ở trẻ có nguy hiểm không

Chân tay miệng là một căn bệnh lây truyền theo mùa. Đặc biệt là trẻ nhỏ, rất dễ bị mắc bệnh. Bệnh chân tay miệng có diễn biến nhẹ cho đến nặng. Vậy chân tay miệng có thật sự là một  bệnh lây truyền nguy hiểm hay không? 

1. Bệnh chân tay miệng là gì?

Bệnh chân tay miệng là căn bệnh truyền nhiễm từ người qua người. Chủ yếu là do virus tiêu hoá gây ra. Bệnh chân tay miệng tốc độ lây lan nhanh nên dễ trở thành dịch bệnh.

Bệnh chân tay miệng được chia ra làm 3 mức độ khác nhau:

– Mức độ 1: họng của bị có dấu hiệu bị loét, tay chân có vết ban dạng phỏng nước. Triệu chứng phát ban thường xuất hiện tay, chân, mông, gối.

– Mức độ 2: cùng với dấu hiệu chân tay miệng giai đoan 1, mức độ 2 trẻ sẽ có cấc dấu hiệu liên quan đến thần kinh. Chẳng hạn như giật mình, run chi, loạng choạng, nhịp tim tăng.

– Mức độ 3: xuất hiện triệu chứng viêm não, viêm tin và biến chứng hô hấp nặng hơn. Đấy là mức độ vô cùng nguy hiểm. Bởi vì nếu không cẩn thận gây ra tử vong trong trường hợp không được chuẩn đoán và chữa trị kịp thời.

Từ mức 1 lên mức 2, trẻ thường có dấu hiệu sốt cao trên 3 ngày hoặc trên 39 độ. Đây cũng là dấu hiệu trẻ bị bội nhiễm.

 

Biểu hiện điển hình của bệnh là trẻ bị sốt và nổi các bóng nước ở lòng bàn tay, bàn chân

2. Chân tay miệng có nguy hiểm cho trẻ không?

Chân tay miệng có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được chữa trị kịp thời. Chẳng hạn như viêm não, liệt day thần kinh não, truy mạch, viêm cơ tim,…chính vì thế, khi trẻ có những biểu hiện mắc bệnh, phụ huynh cần đưa trẻ xét nghiệm và chuẩn đoán bệnh để có phương pháp chữa trị đúng đắn. Đồng thời, đảm bảo sức khoẻ, giúp trẻ hồi phục nhanh hơn vì hiện nay vẫn chưa có thuốc đặc trị cho bệnh.

Phụ huynh nên cho trẻ nghỉ học ở tường mẫu giáo khi có dấu hiệu bị bệnh. Đưa trẻ đi khám bác sĩ để ngăn chặn biến chứng có thể xảy ra.