Đột quỵ não hay còn được gọi với cái tên khác là tai biến mạch máu não. Đây một trong những bệnh lý nguy hiểm và gây ảnh hưởng nặng nề đến cuộc sống của người bệnh. Căn bệnh này ngày càng trở nên phổ biến. Tuy nhiên không phải ai cũng trả lời được câu hỏi “Cần làm gì khi gặp người có dấu hiệu đột quỵ não?”. Hãy cùng Quầy Thuốc Minh Long đi giải đáp thắc mắc đó nào!
I. Tổng quan về đột quỵ não
- Máu lưu thông trong cơ thể vận chuyển Oxy và chất dinh dưỡng đến các cơ quan và ngược lại, vận chuyển CO2, chất thải của quá trình chuyển hoá về phổi, gan, thận,… để đào thải ra ngoài.
- Khi quá trình này bị gián đoạn hoặc ngưng trệ tại một vị trí nào đó thì sẽ gây ảnh hưởng đến cơ quan được cấp máu, có thể dẫn đến hoại tử tổ chức, ví dụ tắc động mạch chi, tắc động mạch phổi, nhồi máu cơ tim, nhồi máu não hay xuất huyết não,… Điều này dẫn đến những ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe người bệnh, thậm chí có nguy cơ tử vong.
- Đột quỵ não xảy ra khi quá trình máu đi lên não bị tắc nghẽn hoặc mạch máu nuôi dưỡng bị vỡ, lúc nãy một phần não bộ sẽ không được cung cấp oxy dẫn đến tình trạng tổn thương đột ngột và gây chết một số tế bào não chỉ trong vài phút.
Chính vì thế, khi người bệnh bị đột quỵ não cần phải được sơ cứu nhanh chóng để quá trình tái tạo máu trở lại, tránh những hậu quả và di chứng về sau.
Đột quỵ não diễn ra khi người bệnh xảy ra một trong hai tình trạng nhồi máu não hoặc xuất huyết não.
1. Nhồi máu não
- Là tình trạng xảy ra do một số nguyên nhân như: Xơ vữa huyết khối mạch máu lớn, bệnh lý ở tim như rung nhĩ hay van tim, tắc nghẽn các mạch máu nhỏ trong não, bệnh động mạch không xơ vữa, bệnh về hồng cầu và máu, người bệnh bị cao huyết áp, hút nhiều thuốc lá, do gene di truyền, do sử dụng thực phẩm quá nhiều dầu mỡ và ít chất xơ,…
- Tình trạng này xảy ra khi mạch máu bị tắc nghẽn và não không được cung cấp oxy và glucose trong một khoảng thời gian khiến tế bào não bị hoại tử.
2. Xuất huyết não
- Xảy ra khi động mạch bị phình hoặc do những bệnh như dị dạng mạch máu, rối loạn đông máu,…
- Lúc này khi động mạch bị phình quá to sẽ bị vỡ và máu có thể chảy vào trong não gây ra tình trạng tụ máu trong não.
II. Dấu hiệu đột quỵ não
Dưới đây là một số những dấu hiệu của bệnh lý đột quỵ não mọi người nên chú ý để có những biện pháp sơ cứu trong trường hợp cần thiết:
-
Không thể cười bình thường được, một bên mặt có thể bị liệt và chảy xệ khiến khuôn mặt trở nên mất cân đối.
-
Không thể tự nâng tay lên qua đầu được, chân không thể cử động hoặc cử động khó khăn, có thể liệt hẳn một bên cơ thể.
-
Người bệnh có dấu hiệu cảm thấy đau đầu dữ dội đột ngột, kèm theo chóng mặt và không thể tự mình ngồi xuống được.
-
Mí mắt bên liệt bị sụp khiến người bệnh nhìn khó khăn.
-
Khẩu hình miệng có thể lệch đi, méo miệng và không thể nói ra câu rõ ràng.
Đây là những dấu hiệu có thể qua đi rất nhanh, tuy nhiên đây cũng chính là dấu hiệu nhận biết người bệnh có thể bị đột quỵ não bất cứ lúc nào. Đối với người bệnh, hãy lắng nghe cơ thể mình và đến gặp bác sĩ để kiểm tra và điều trị. Đối với những người có người thân bị những dấu hiệu này, nên chú ý đến người bệnh thường xuyên và đưa người bệnh đi khám sớm nhất có thể.
III. Nên và không nên làm gì khi người thân có dấu hiệu đột quỵ não?
1. Những điều cần làm khi người thân có Dấu hiệu đột quỵ não
Khi nhận thấy người thân hoặc những người xung quanh có những dấu hiệu của bệnh lý đột quỵ não như trên, bạn cần thực thực hiện một số thao tác như:
-
Đỡ người bệnh nhẹ nhàng và đặt người bệnh nằm xuống một vị trí nhất định, để tránh trường hợp người bệnh bị ngã.
-
Trong trường hợp người bệnh vẫn còn tỉnh táo, hãy để người bệnh nằm yên vị trí và gọi xe cấp cứu để tới cơ sở y tế gần nhất.
-
Trong trường hợp người bệnh bị hôn mê, hãy kiểm tra xem hơi thở của người bệnh, nếu ngưng thở hãy nhanh chóng hô hấp nhân để cung cấp oxy cho não và gọi xe cấp cứu để nhanh chóng đưa bệnh nhân tới cơ sở y tế.
2. Những điều không nên làm khi người thân có Dấu hiệu đột quỵ não
Bên cạnh những vấn đề nên làm, các bạn cũng cần lưu ý một số những điều không nên làm đối với những người bệnh có dấu hiệu đột quỵ não như:
-
Không rung lắc người bệnh quá mạnh, không được tự ý bấm huyệt hoặc đánh gió.
-
Để tránh tình trạng tắc nghẽn đường thở không nên cho bệnh nhân ăn hoặc uống bất cứ thứ gì.
-
Không tự ý dùng bất cứ loại thuốc gì, kể cả là thuốc huyết áp.
IV. Cách phòng tránh đột quỵ não
Để tránh những hậu quả nghiêm trọng khi mắc bệnh đột quỵ não, mọi người hãy chủ động phòng ngừa bằng những cách sau:
-
Hạn chế nguy cơ mắc bằng thói quen sống khoa học: Giảm thiểu các thực phẩm sử dụng quá nhiều dầu mỡ và nên ăn nhiều hoa quả, rau xanh, thịt trắng, hải sản và các thực phẩm giàu protein; hạn chế rượu bia, chất kích thích hay thuốc lá; hạn chế tình trạng béo phì bằng cách tập thể dục; uống nhiều nước lọc và luôn giữ ấm cơ thể; tránh những áp lực và quá căng thẳng lên hệ thần kinh.
-
Cần nắm rõ và có biện pháp hạn chế, kiểm soát các bệnh lý nguy cơ như: rối loạn mỡ máu, tim mạch, tăng huyết áp hay đái tháo đường,…
-
Có thói quen thăm khám và kiểm tra sức khỏe theo đúng định kỳ để phát hiện nguy cơ có thể gây ra đột quỵ não và tìm ra nguyên nhân để can thiệp và điều trị sớm nhất.
Có thể thấy, đột quỵ não là một bệnh lý đáng báo động hiện nay, khi mà ngay cả những người trẻ cũng có những dấu hiệu mắc phải bệnh lý này. Vì thế, các bạn hãy thường xuyên thăm khám sức khỏe định kỳ để bảo vệ sức khỏe của bản thân.
“Lưu ý: Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.”