Bệnh zona thần kinh có lây không? Làm thế nào để ngăn ngừa bệnh

Zona thần kinh là bệnh có nguồn gốc từ virus gây nên thủy đậu. Nếu vậy thì zona thần kinh có lây không? Cách phòng ngừa bệnh như thế nào? Hãy cùng Quầy thuốc Minh Long tìm hiểu nhé!

Bệnh zona thần kinh có lây không? Làm thế nào để ngăn ngừa bệnh

1. Zona thần kinh là gì? 

Zona thần kinh là bệnh do virus thần kinh Varicella zoster gây ra. Virus là nguyên nhân gây nên bệnh thủy đậu. Mặc dù đã khỏi bệnh, trong tế bào người bị thủy đậu vẫn còn một số virus Varicella ở trạng thái tiềm tàng. Tuy nhiên nếu gặp điều kiện thuận lợi thì virus này sẽ hoạt động trở lại. Từ đó chuyển sang thành Zona thần kinh, một bệnh ngoài da nhưng gây tổn thương gốc thần kinh.

2. Biểu hiện bị Zona Thần kinh

Khi cơ thể mệt mỏi, suy nhược, hệ miễn dịch suy giảm là điều kiện tốt để bệnh hình thành. Người bệnh thường có dấu hiệu như sau:

  • Ngoài da bị nổi ban đỏ gây nên cảm giác đau rát. Ban đầu sẽ làm chùm mụn nước phân bổ trên dây thần kinh ngoại biên.
  • Sau đó mụn căng và dịch chuyển sang màu đục hóa mủ. Vài ngày kế tiếp mụn vỡ đi thành vảy rồi bong dần thành sẹo trắng.
  • Khi bắt đầu bệnh, vùng da sẽ bị rát, ngứa như kim châm.
  • Thính giác sẽ bị ảnh hưởng như nghe kém hơn ù tai như tiếng ve hay tiếng dế kêu.
  • Ngoài ra người bệnh còn biểu hiện như hoa mắt, chóng mặt, đi loạng choạng, tiết mồ hôi nhiều. 

3. Zona thần kinh có lây không?

Nhiều người thường thắc mắc rằng Bệnh zona thần kinh có lây không? Câu trả lời là có. Đây là một bệnh dễ lây lan trong gia đình hay những khi thời tiết giao mùa. Khi bị bệnh sẽ có thể tự khỏi trong 2-3 tuần. Bệnh sẽ truyền nhiễm khi tiếp xúc trực tiếp với mụn nước hoặc mủ. Nếu trước đây chưa bị thủy đậu hoặc chưa tiêm vắc xin phòng cũng rất có thể chuyển thành bệnh thủy đậu. Tiếp đó mới phát triển thành zona thần kinh. 

Với những người đã từng bị thủy đậu, zona có thể lây qua tiếp xúc trực tiếp như dùng khăn mặt hoặc khăn tắm chung với người mệnh. Tuy nhiên, đến giai đoạn bong vảy thì không còn khả năng lây nhiễm. Bên cạnh đó, vẫn có những trường hợp đã từng mắc thủy đậu nhưng không bị lây bệnh.

4. Cách phòng ngừa Zona Thần kinh

Vì bệnh có khả năng lây nhiễm từ người này qua người khác nên khi mắc bệnh cần chú ý:

  • Với vùng da bị nhiễm bệnh không gãi, chà mạnh. Ngoài ra, tránh để da tiếp xúc với xà phòng và nước bẩn.  
  • Giữ cho da sạch sẽ và rửa vết thương bằng nước muối loãng. Hoặc dùng thuốc chuyên biệt được bác sĩ kê. 
  • Trước hoặc sau khi chăm sóc vùng da bị zona cần rửa sạch tay. Với vùng da bị thương không mặc quần áo quá sát.
  • Không tiếp xúc với trẻ em bị bệnh, suy dinh dưỡng hoặc phụ nữ có thai.
  • Cần dùng thuốc theo sự chỉ định từ bác sĩ. 

5. Điều trị khi bị Zona Thần kinh

Khi bị zona thần kinh, người mắc bệnh có thể sử dụng nhóm kháng virus hoặc dùng zovirax. Mỗi lần dùng sẽ được kê theo từng độ tuổi.

Trong trường hợp bị bội nhiễm vi khuẩn cần phải sử dụng thuốc kháng sinh. Nhờ đó mà tránh được phát triển vi khuẩn và kháng viêm. Nếu có biểu hiện liệt mặt, có thể tham khảo vitamin B1, B6, B12 theo liều hoặc tiêm. Ngoài ra, có thể sử dụng thuốc chuyên biệt theo hướng dẫn bác sĩ.

Nếu tình trạng đau kéo dài, gây mất ngủ, người bệnh nên sử dụng thuốc an thần. Tuy nhiên, với loại này cần sự hướng dẫn từ bác sĩ. Tuyệt đối không được mua tùy ý.

Với trường hợp tự điều trị có thể sử dụng thuốc mỡ kháng viêm. Bên cạnh đó còn có thể sử dụng thuốc chống virus để chống tạo sẹo, giảm đau. Đặc biệt để tránh tình trạng bội nhiễm. 

Tuy Zona thần kinh không gây nguy hiểm cho người mắc, nhưng cuộc sống người bệnh vẫn bị ảnh hưởng. Vậy nên việc tiêm phòng vacxin thủy đậu vô cùng cần thiết. Từ đó, không chỉ bảo vệ bạn mà còn bảo vệ cho những người xung quanh.